CON LẮC CỦA FOUCAULT - Trang 300

Tối đó, vừa bước vào phòng tranh tôi nhận thấy rằng thi cảm của Riccardo

đã trải qua một thay đổi sâu sắc. Cuộc triển lãm có tên Megale Apophasis.
Riccardo đã chuyển sang nghệ thuật tượng trưng với một bảng màu chói mắt. Gã
giỡn với những trích dẫn, và bởi vì tôi thực không tin gã biết vẽ, tôi nghĩ gã xoay
xở bằng cách chiếu lên toàn một bức họa nổi tiếng. Lựa chọn của gã lửng lơ giữa
những họa sĩ Cứu hỏa thời chuyển giao thế kỷ với các họa sĩ Tượng trưng đầu thế
kỷ 20. Trên hình ảnh chiếu bằng máy chiếu, gã vận đến kỹ thuật điểm họa, sử
dụng những dải màu nhạt dần một cách cực tinh vi, phủ lên toàn bộ quang phổ
từng chấm từng chấm màu cốt sao luôn bắt đầu với một hạt nhân sáng lóa và kết
thúc với sắc đen tuyệt đối, hoặc ngược lại, tùy thuộc vào khái niệm huyền bí hay
vũ trụ luận mà gã muốn biểu đạt. Có những rặng núi bắn ra những tia sáng, các
tia sáng ấy vỡ thành một đám bột mịn những trái cầu nhợt nhạt, và có những bầu
trời đồng tâm với những ám dụ về các thiên thần có đôi cánh trong suốt, một thứ
gì đó như Thiên đàng của Doré. Tên những bức họa là Beatrix, Mystica Rosa,
Dante Gabriels 33, Fedeli d’Amore, Atanor, Homunculus 666
. Nguồn gốc nỗi
đam mê của Lorenza về người tí hon hóa ra là đây, tôi nhủ thầm. Bức lớn nhất có
tên Sophia, nó khắc họa một trận mưa những thiên thần đen tan dần vào đất và
tạo thành một sinh vật màu trắng được những bàn tay xám ngoét ve vuốt, sinh vật
ấy sao chép từ hình dáng mà anh nhìn thấy chống đỡ bầu trời trong bức
Guernica. Thủ pháp đặt những thứ đối lập liền kề nhau không được rõ ràng, nhìn
gần thô sượng lắm, nhưng nếu đứng cách xa hai ba mét thì lại rất có chất thơ.”

“Tôi là người theo trường phái hiện thực cổ điển,” Belbo thì thầm. “Tôi chỉ

cảm được Mondrian thôi. Bức tranh phi hình học kia vẽ cái gì vậy?”

“Trước đây anh ta cũng hình học lắm,” tôi đáp.
“Đó đâu phải hình học, đó là gạch lát sàn nhà tắm.”
Trong khi ấy, Lorenza lao tới ôm chầm lấy Riccardo. Gã và Belbo gật đầu

chào nhau. Có cả một đám đông tụ tập; phòng tranh cố làm ra vẻ giống một căn
áp mái New York, trắng tuyền, đường ống sưởi hoặc ống nước nằm lộ thiên trên
trần. Có Chúa biết họ mất bao nhiêu tiền để “lạc hậu hóa” nơi này như thế. Ở góc
phòng, một dàn âm thanh nã nhạc châu Á vào tai những người có mặt, nếu tôi
nhớ không nhầm là đàn sitar, thứ nhạc mà ta không thể phân biệt nốt nào với nốt
nào. Mọi người đều lơ đãng bước qua các bức tranh, tiến thẳng tới chỗ đám đông
quanh dãy bàn ở cuối phòng mà chộp lấy cốc giấy. Khi chúng tôi đến đó thì trời
đã tối hẳn: không khí nặng trĩu khói thuốc, vài cô nàng đứng giữa phòng, lúc lúc
lại ra làm động tác hàm ý khiêu vũ, nhưng thiên hạ còn đang mải buôn chuyện,
mái ngốn ngấu bữa buffet thịnh soạn. Tôi ngồi trên xô pha, dưới chân tôi là một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.