CON LẮC CỦA FOUCAULT - Trang 327

Salê,” Belbo giải thích. “Đó cũng là nơi Don Tico dạy tôi chơi kèn. Trong ban
nhạc.”

Tôi nhớ tới chiếc kèn trômpet mà Belbo đã tự mình từ chối sau giấc mơ kia.

Tôi hỏi: “Trômpet hay clarinet?”

Anh ta thoáng hoảng. “Làm sao anh... À phải rồi, tôi đã kể anh nghe về giấc

mơ, kèn trômpet. Don Tico dạy tôi chơi kèn trômpet nhưng trong ban nhạc tôi
chơi kèn trầm.”

“Kèn trầm là gì?”
“Ồ, toàn thứ con nít ấy mà. Quay lại làm việc thôi.”

Nhưng trong khi làm việc, tôi để ý thấy anh ta lúc lúc lại liếc nhìn về hội

trường kia. Tôi có cảm giác anh ta nói về những thứ khác là để viện cớ nhìn nó.
Chẳng hạn anh ta sẽ cắt ngang cuộc thảo luận và nói:

“Ngay dưới kia đã từng xảy ra một trong những trận đọ súng ác liệt nhất

cuối chiến tranh. Ở *** này có một kiểu thỏa thuận ngầm giữa quân phát xít và
quân kháng chiến. Hai mùa xuân liền quân kháng chiến từ vùng cao xuống chiếm
đóng thị trấn, quân phát xít giữ khoảng cách và không gây chuyện gì. Quân phát
xít không phải người ở đây, quân kháng chiến lại là dân bản địa. Khi có đụng độ,
họ có thể di chuyển dễ dàng; họ thuộc lòng từng cánh đồng ngô, mọi rừng cây,
mọi hàng rào. Quân phát xít gần như ru rú trong thị trấn, chỉ khi đột kích mới
dám mò mặt ra. Đông sang, quân kháng chiến gặp nhiều khó khăn hơn trong việc
trụ lại đồng bằng: không còn nơi nào để ẩn nấp và nền tuyết khiến họ dễ bị phát
hiện từ xa, bị nã bằng súng máy từ cách cả cây số. Vậy nên họ di chuyển lên
những vùng đồi cao hơn. Ở đó họ cũng rành rẽ về các hẻm núi, hang động, chỗ
ẩn náu. Quân phát xít quay lại kiểm soát vùng đồng bằng. Nhưng mùa xuân ấy,
chúng tôi đang mấp mé trước ngày giải phóng, quân phát xít vẫn ở đó, lưỡng lự
không thể quyết việc rút về thành phố bởi họ có cảm giác rằng trận đánh cuối
cùng sẽ diễn ra ở đó, và thực tế xảy ra đúng như vậy, vào khoảng ngày 25 tháng
Tư. Tôi tin rằng giữa quân phát xít và quân kháng chiến có liên lạc với nhau.
Quân kháng chiến chần chừ, muốn tránh đụng độ, họ chắc chắn rằng sẽ sớm có gì
đó xảy ra. Đến tối Đài phát thanh Luân Đôn đưa ra mỗi lúc một nhiều thông tin
khiến an lòng, những thông điệp đặc biệt cho lữ đoàn Franchi trở nên thường
xuyên hơn: Ngày mai trời sẽ lại mưa; Chú Pietro đã mang bánh mì đến, đại loại
vậy. Có thể anh cũng từng nghe thấy chúng, Diotallevi... Dù sao đi nữa, hẳn có
hiểu lầm gì đó, bởi vì quân kháng chiến tràn xuống mà quân phát xít vẫn chưa đi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.