Ấy là lúc tôi trông thấy Con lắc.
Quả cầu treo ở đầu một sợi kim loại dài thả từ tận mái bục ca đoàn, đường
bệ lăng qua lăng lại.
Tôi biết tỏng - nhưng ai mà chả linh cảm thấy từ trong xảo thuật của hơi thở
bình an kia - rằng chu kỳ của nó được khống chế bởi căn bậc hai của chiều dài
sợi dây và bởi π, con số mà, dù vô tỉ và phi lý
đến đâu đối với đầu óc thế nhân,
bằng một sự hữu tỉ và có lý còn lớn hơn, vẫn nối liền chu vi và bán kính của mọi
đường tròn trên đời. Thời gian quả cầu lăng từ đầu này sang đầu kia được định
đoạt bởi một sự đồng lõa kỳ bí giữa những số đo phi thời gian nhất: tính độc nhất
của điểm treo, tính đối ngẫu của các chiều trên mặt phẳng dao động, khởi nguyên
bằng ba của số ω, bản chất bậc hai bí ẩn của căn, và sự hoàn hảo vô hạn của tự
thân đường tròn.
Tôi cũng biết tỏng rằng một thiết bị từ gắn dưới mặt sàn vẫn đang phát lệnh
tới khối trụ giấu ở trung tâm quả cầu, đảm bảo cho dao động kia tiếp diễn. Cái
thiết bị ấy, chẳng dây mơ rễ má gì với định luật dao động của Con lắc, trên thực
tế lại đang dung dưỡng màn phô diễn kia, bởi vì trong chân không, bất kỳ vật thể
nào treo trên một sợi dây có trọng lượng bằng không và không dãn, với sức cản
của không khí và lực ma sát cũng bằng không, nó sẽ dao động vĩnh viễn.
Quả cầu đồng hắt ra ánh sáng chập chờn, nhợt nhạt phản xạ những tia mặt
trời cuối cùng xuyên qua các cửa sổ kính màu vĩ đại. Nếu như, tự thuở xưa, dưới
đầu kim nhọn kia là một lớp cát ẩm trải trên mặt sàn bục ca đoàn, mỗi đường lăng
sẽ để lại một vết xước nhẹ, và những vết xước ấy, với một sự đổi hướng siêu vi,
sẽ mở rộng dần tạo thành một vệt đậm, một đường rãnh đối xứng tỏa tròn - như
đường bao của đồ hình Mạn-đà-la hay biểu tượng ngôi sao sáu cánh, một ngôi
sao, một bông hồng thần bí. Không, nó giống một câu chuyện được ghi lại trên sa
mạc mênh mông hơn, trong những dấu vết mà vô số đoàn xe của dân du cư để lại,
một câu chuyện về những cuộc thiên di chậm chạp, kéo dài cả thiên niên kỷ, như
những cư dân Atlantis khi họ rời bỏ lục địa thần thánh Mu
cách bướng bỉnh, dày đặc, từ Tasmania đến Greenland, từ chòm Nam Dương tới
chòm Bắc Giải, từ Đảo Hoàng tử Edward tới quần đảo Svalbard. Cái đầu kim
nhọn lại sượt tới, lần nữa thuật lại trong thời lượng nén chặt những gì người ta đã
làm từ kỷ băng hà này tới kỷ băng hà khác, và có lẽ vẫn còn đang làm, những tín
sứ của các Thủ lĩnh ấy. Có lẽ đầu kim đã sượt qua Agarttha
, trung tâm của thế
giới, trong khi thực hiện cuộc hành trình từ Samoa sang Novaya Zemlya. Và tôi