nghiệm tôi biết chắc Bobby không thể trở thành một nhạc công.
Tôi thầm trách móc mẹ Bobby. Ép đứa con không có năng khiếu
nhạc này học đàn mà làm gì?
Buổi trình diễn cuối khóa, lần lượt các học trò của tôi đã lên
sân khấu, nhưng không thấy bóng dáng Bobby đâu. Tôi đương
khấp khởi mừng vì bớt đi một tiết mục kém thì Bobby thẫn thờ
đi vào, mắt đỏ hoe sưng húp, tóc tai bù xù, quần áo xộc xệch. Tôi
không thể hiểu nổi tại sao lại có người mẹ để con mình ăn mặc
đầu tóc như thế khi bước lên sân khấu. Nhưng không kịp nữa
rồi, đành cứ mặc Bobby, miễn chuyện này qua cho nhanh.
Nhưng kỳ lạ thay! Hợp âm đầu tiên vang lên đã hút hồn tôi.
Bobby chơi một bản nhạc buồn do cậu tự chọn mà tôi cũng chưa
từng tập cho cậu. Nó đòi hỏi kỹ thuật cao hơn những gì Bobby
đã học. Dầu vẫn là tiếng đàn của trẻ con nhưng nó như có hồn,
lúc ai oán, khi ào ạt. Khi hợp âm cuối cùng lắng xuống, toàn thể
hội trường đứng bật dậy vỗ tay rầm rầm. Bobby lập cập đứng
dậy tiến tới gần micro.
- Mẹ thích bản nhạc này không? – Cậu bé hỏi.
Ai nấy ngơ ngác nhìn quanh cố tìm xem ai là mẹ Bobby. Sợ
cậu bé làm điều thất thố, từ trong cánh gà tôi vội chạy ra kéo tay
Bobby. Một người đàn ông – sau này tôi biết đó là nhân viên bảo
trợ xã hội có nhiệm vụ tháp tùng cậu bé – len đến bên tôi nói
khẽ:
- Mẹ Bobby bị điếc. Cả đời bà chỉ mong được nghe tiếng đàn
của con. Bà vừa qua đời sáng nay vì bệnh ung thư và không kịp
đến xem con trai biểu diễn.