gọi là Cochinchine do danh từ Cựu Champa hay Cựu Chiêm-Thành đọc
trại).
Sau này Miên-hoàng nhường xứ Cựu Champa hay là Thủy Chân-Lạp
lại cho Chúa Nguyễn thì người Việt-Nam mới chính thức ra chiếm quần đảo
ấy.
Người Thái Tây trước nhất đã được biết đảo này vào năm 1294 là
Marco Polo, người Ý sinh trưởng tại thành Venise.
Trước đó 25 năm Marco Polo và người chú ruột là Mateo Polo đồng
vượt Địa Trung Hải sang miền Cận Đông (Asie Mineure) và từ đó do đường
bộ đến kinh thành Bắc-Kinh thời bấy giờ được gọi là Cambalúc. Lúc đó toàn
thể nước Tàu đều bị Nhà Nguyên (Mông-Cổ) chiếm trị. Nguyên chúa lúc
bấy giờ là Thành-Tổ Hốt-Tất-Liệt (Khoubilai Khan). Marco Polo có tài,
được Nguyên Thành-Tổ trọng dụng và phong quan tước cho. Nhưng dù
cùng được sống ở nước người, Marco Polo và chú là Mateo Polo sau một
thời gian đâm ra nhớ quê cha đất tổ quá lẽ. Nhiều lần hai chú cháu đã bạo
dạn xin cùng Nguyên chúa được hồi hương thì mỗi lần đều thấy Nguyên
chúa không vui. Công việc mưu tính lại phải đình chỉ. Mãi đến năm thứ 25,
hai chú cháu lại đánh liều thiết tha khẩn cầu một lần chót. Thấy chí hai vị đã
quyết, Nguyên chúa biết không thể cầm giữ được, bèn phê cho, nhưng với
điều kiện là Marco Polo, một quan to trong Nguyên Triều, sẽ làm đầu phái
đoàn hộ tống. Nguyên công chúa Cogatra vâng lệnh vua cha sang kết duyên
với vua xứ Ba Tư (Perse), sau khi có sớ và lễ cầu hôn của vua nước này.
Phái đoàn gồm 4000 người đi trên 14 chiếc chiến thuyền to (thuyền buồm).
Sau khi đã vượt biển ra khơi, đạo chiến thuyền đã đến viếng quần đảo Nhựt-
Bổn mà thời ấy ông Marco Polo gọi là nước Zipangu. Rời khỏi hải phận xứ
Zipangu, đạo chiến thuyền đã lần theo duyên hải Trung Hoa mà tiến xuống
miền Nam. Theo lời ông Marco Polo thuật lại thì đạo chiến thuyền ấy đã đi
ngang qua hải phận xứ Ciampa (xứ Champa gồm miền Nam Trung-Việt và
Việt-Nam bấy giờ) và có ghé viếng xứ ấy. Sau đó đạo chiến thuyền đi lần
xuống phía Nam và đi ngang qua quần đảo Côn-Lôn. Nơi đây đạo chiến
thuyền bị một trận bão dữ dội làm đắm mất tám chiếc. Nhưng may thay