PHẦN THỨ IV : QUẦN ĐẢO CÔN-LÔN
THUỘC VIỆT-NAM
Trước năm 1760 Thủy Chân-lạp (Cochinchine) và quần đảo Côn-Lôn
thuộc quyền cai trị của vua Cao-Miên.
Năm Mậu Tý 1708, một vị cựu thần của nhà Minh tên là Mạc-Cửu
được Chúa Nguyễn-Phúc-Chú (sau truy tôn là Hiến-Tôn Hiếu-Ninh Hoàng-
Đế) phong cho chức Tổng-Binh và giao phó cho việc khai phá và cai trị đất
Hà-Tiên. Từ đó trở đi người Việt dần dần đến Hà-Tiên buôn bán và đánh cá
ở các hải-đảo thuộc Vịnh Xiêm-La, nhưng không xa Hà-Tiên lắm, như : Hòn
Phú-Quốc, Hòn Tre, Hòn Ráy, Hòn Chong, Hòn Sóc, Hòn Đất, Hòn Da Quy
(Đá-Bạc) và xa nữa là Hòn Côn-Lôn.
Năm 1760, xứ Thủy Chân-Lạp hoàn toàn thuộc Chúa Nguyễn và trong
phạm vi xứ này, Côn-đảo đã được chúa Nguyễn phái quan ra cai trị.
Năm 1773, vì trong xứ có giặc Tây-Sơn, chúa Nguyễn-Ánh thế cô phải
vượt biển ra ẩn trú tại Côn-đảo. Cùng đi với Chúa Nguyễn-Ánh có đức cha
Bá-Đa-Lộc, nhiều vị trong Hoàng-thất, và một thiểu số bầy tôi trung tín.
Hay tin ấy, nhà cầm quyền Tây-Sơn, bèn phái có đến 500 chiến thuyền ra
vây kín Côn-đảo không cho chúa Nguyễn trốn thoát. Tình trạng của chúa
Nguyễn rất là nguy cấp.
Một đêm nọ tại đảo, phong ba bão tố nổi lên ầm ầm, trời đất tối đen đến
nỗi hai người đứng gần nhau mà trông không rõ nhau, mưa như trút nước.
Thừa cơ hội đó Chúa Nguyễn, đức cha Bá-Đa-Lộc và một ít người theo hầu
bèn xuống thuyền con vượt vòng vây chạy thẳng về vịnh Xiêm-La rồi sang
Vọng Các.
Những người ở lại đảo bèn hiệp nhau lập lên làng An-Hải và sinh cơ
lập nghiệp ở đó với một số ít người Cao-Miên.
Hiện nay gần mé biển, trên bãi cát trước Ông Hội, cách châu thành
Côn-Lôn độ một cây số, có nhiều mảnh đồ sứ rất dày, màu xanh rất đẹp. Có