đạo, biết rõ tính cách quan trọng của Côn-đảo về mặt chính trị cũng như về
mặt kinh tế và nhất định chiếm cứ. Một lần nữa quyết định ấy phải bị đình
lại là vì giám-Đốc Dupleix bị triệu về Ba-Lê (Paris) để trả lời những khoản
tố cáo ông do Công-ty Đông-Ấn Anh đưa ra. Từ đó sắp sau, những vị giám-
đốc qua Ấn thay thế ông đều thất bại trong việc tranh thủ quyền lợi với
Đông Ấn Công-Ty Anh, nhất là trong cuộc chiến tranh 7 năm giữa Pháp và
Anh.
Năm 1755 một thương gia và mại biện (Subrécargue) của các thương-
thuyền Pháp tên là Protais-Leroux có đệ lên hầu tước De Machault, Thượng
thơ Tài chánh Pháp thời bấy giờ, một kế hoạch trình bày những thắng lợi
của một thương quán đặt tại Côn-đảo, trước mặt eo biển Malacca. Ông lại
cho biết thêm những lý do chiến lược như sau :
« Côn-đảo sẽ giúp các chiến thuyền Âu-Tây có nơi đồn trú trên con
đường đi sang Trung-Hoa. Nơi ấy, nhất là tại vũng phía Bắc, các chiến
thuyền có thể nghỉ ngơi suốt mùa đông để sơn phết lại hoặc sửa chữa những
phần hư hỏng với những danh mộc có sẵn trên đảo. Lại nữa, vũng phía Nam
của đảo cũng có nhiều thắng lợi ».
Ông Protais Leroux nằn nì xin hầu tước De Machault lập thương quán
tại Côn-đảo, sớm chừng nào hay chừng ấy.
Nhưng tình hình tài chánh nước Pháp thời ấy rất thiếu hụt, nhất là sau
trận chiến tranh 7 năm. Vì thế mà kế hoạch nói trên không thực-hiện được.
Sau một thời gian, người ta tìm thấy trong hồ sơ của Hội truyền giáo ở
Ngoại Quốc của người Pháp một bức thư của cố-đạo Piguel đệ lên cho cơ
quan này, trong ấy có đoạn như sau :
« Xứ Cao-Miên thường có điều phiền phức duy nhất này là : người
Cao-miên phải chiến đấu luôn với người Nam-Kỳ (Cochinchine). Gác bỏ
mối phiền phức ấy ra, xứ này có nhiều thắng lợi và thực phẩm ở xứ ấy được
bán với một giá rất hạ. Để khỏi có điều phiền phức trên, người ta không thể
nào không khuyên Công-ty thiết lập ngay mối bang giao thương mãi với
nước Cao-Miên. Miên hoàng có hứa nhiều khoản cho Công-ty (Đông-Ấn