và không được tái lập lại nữa ».
Nền cũ pháo đài của chi điếm Anh, theo ông Demariaux, thì ở phía Bắc
vùng Cỏ óng, vì ông này nói đã tìm ra di tích nền ấy (tàn tích của một lò đun
đã vỡ, một ít mảnh đồ sứ vỡ ở trong bụi cây). Chính tại bãi Cỏ óng, mà
người Anh đã gặp con vít to lớn có cả ngàn vít con theo sau.
Có người lại cho rằng : « Nền cũ của pháo đài này ở trên một đỉnh đồi
tại Ông Hội, gần Châu thành Côn-Lôn, ở một nơi mà người Pháp gọi là Mat
des Anglais (cột cờ của người Anh), gần nơi ấy có ngôi mộ của người lính
thủy Anh bị dân chúng làng An-Hải giết ».
Ông Renault lại quả quyết rằng : « Phải nhiều thì giờ lắm tiền bạc và
nhân công mới thu lượm được một ít kết quả ». Theo ý ông thì nên bỏ chỗ ấy
là hơn. Ông kết luận rằng : « Công-ty nên liệu xem huê lợi mà Công-ty sẽ
thu được có thể tương đương với những khoản tiền bỏ ra để dựng chi điếm
trong thời bình cũng như trong thời loạn không ? »
Nhưng Đông Ấn Công-Ty Pháp đã cố gắng rất nhiều về việc này vì
nhiều lý do khiến Công-ty không thể lui lại được nữa. Một trong các lý do
ấy là thương quán của Công-ty ở Quảng-Châu, cũng như thương quán của
các liệt cường Âu Tây khác, đã gặp phải nhiều nỗi khó khăn. Đầu thế kỷ thứ
18, các thương gia Trung-Hoa đã tập trung xong nền ngoại thương của nước
họ vào tay. Năm 1720 họ lập nên Nghiệp-Đoàn thương gia Hán-Tộc đóng
vai trung gian tuyệt đối giữa ngoại quốc và Trung-Hoa trên thương trường
Quảng-Châu. Lại nữa, các Sở thương chánh Trung-Hoa tại Quảng-Châu
được lệnh kiểm soát chặt chẽ những thương gia Âu Tây đến thị trấn ấy. Các
thương gia ấy lại bị quan Kinh-Lược ở Quảng Châu sách nhiễu quá nhiều và
đòi ăn hối lộ. Vì lẽ ấy mà các thương gia nói trên nhất định tìm những nơi
khác ngoài nước Trung-Hoa nhưng cũng trong phạm vi biển Trung-Hoa để
lập thương quán. Năm 1721 Đông Ấn Công ty Pháp có ý định chiếm Côn-
đảo và đã cho trước cái tên đảo ấy là Đảo Orléans để kỷ niệm thời kỳ nhiếp
chánh của Hoàng đế d’Orléans. Nhưng công việc chỉ có trên giấy tờ và chỉ
chờ đến năm 1752 mới định đem ra thực hành. Năm ấy vị giám-đốc trứ danh
của Đông Ấn Công Ty Pháp là Dupleix, căn cứ vào những tài liệu của các cố