PHẦN THỨ III : SỰ TRANH CHẤP VỀ QUẦN
ĐẢO CÔN-LÔN GIỮA HAI CÔNG TY
THƯƠNG MẠI ANH VÀ PHÁP TẠI ẤN VÀ SAU
NÀY GIỮA HAI NƯỚC ANH-CÁT-LỢI VÀ
PHÁP
Vào năm 1636, Đông Ấn Công Ty Pháp (Compagnie des Indes
Orientales Françaises) có phái một nhân viên tên là Véret đi tìm một địa
điểm để lập thương quán (Comptoir commercial) trong hải phận biển Trung-
Hoa. Sau khi đã quan sát kỹ càng quần đảo Côn-Lôn, ông Véret có làm phúc
trình về cho công-ty, lời lẽ như sau :
« Cần phải làm cho các thương thuyền các xứ như Trung-Hoa, Đông-
Kinh (Le Tonquin : Bắc Việt bây giờ), cựu Champa (Cochinchine : Nam Việt
bây giờ), các nơi như Áo Môn (Ma-Cao), Ma Ní (Manille), v.v… nhìn nhận
rằng : nếu muốn đến buôn bán với Ấn-Độ, thì họ phải ghé qua đảo Côn-Lôn
vì là nơi rất gần với Ấn-Độ. Lại nữa, các thương thuyền thuộc các nước như
Anh-Cát-Lợi và Hòa-Lan, nếu muốn vào biển Trung-Quốc thì phải đi ngang
qua đảo ấy, khi đi cũng như khi về. Sự làm chủ lối kinh-quá này (passage) sẽ
có nhiều thắng lợi không kém chi sự làm chủ hai eo biển thuộc quần đảo
Nam-Dương và bán đảo Mã-Lai. Lại nữa, còn phải kể đến nền thương mại
của hai nước Chân Lạp (Cao Miên) và Ai Lao (Lào) là một việc đồ sộ to tát
trong tương lai, bởi lý do sau đây : Ngoài những hóa vật mà cũng như ở
Xiêm La hai nước ấy có, hai nước lại còn sản xuất vàng, cánh kiến trắng (an
tức hương : benjoin), xạ hương (muse), các thứ hồng ngọc (rubis), gỗ tóc
(bois d’aigle : gỗ thơm), v.v… nghĩa là nhiều hóa vật quí giá. Ông Véret kết
luận là : « Phải chiếm ngay đảo Côn-Lôn ».
Không rõ Đông Ấn Công Ty Anh-Cát-Lợi (East India Company) có
được biết rõ tờ phúc trình ấy hay không ? Hay là họ tự điều tra lấy mà biết ?
Và sau, sự thực là vào năm 1702 Đông Ấn Công Ty Anh-Cát-Lợi phái người