Ông Louis Jacquet, một nhân viên Pháp làm việc tại đảo, nhân dịp nghỉ
phép bên Pháp, đã hân hạnh quen biết nhà nhạc sĩ trứ danh nói trên, và có
mời vị này qua viếng đảo để thưởng thức phong cảnh.
Trong lúc đó, nhạc sĩ nói trên được viên Toàn quyền Đông Dương thời
ấy là Armand Rousseau mời sang viếng Đông Dương. Vì cớ ấy mà nhân dịp
sang viếng Đông Dương nhà nhạc sĩ nói trên ghé lại Côn-đảo.
c) Một nhà phiêu lưu Anh đi thuyền buồm con đến Côn-đảo : Vào năm
1937 một người Anh trẻ tuổi đi trên chiếc thuyền buồm con từ Singapour
đến Côn-đảo. Du khách trẻ tuổi này rất thích phong cảnh và ở lại đấy đến
mấy tháng. Vừa mến cảnh, lại vừa mến người, du-khách nói trên bèn xin kết
hôn với vị tiểu thơ người Pháp, ái nữ của vị Giám Đốc Côn-đảo Bouvier.
d) Những việc không đẹp đã xẩy ra từ 1861 đến năm 1945 : Như trên
đã nói năm 1861 một số phạm nhân và lính bầu hiệp nhau nổi loạn để đánh
bật người Pháp ra khỏi quần đảo. Công việc bại lộ, số người ấy bị đàn áp và
phạm nhân Nguyệt, người chủ mưu bị hành quyết tại đảo.
Năm 1906 các phạm nhân Sở lưới Côn-đảo (Service de la Pêcherie) nổi
loạn và bắt ba người xếp Tây cai ngục người Pháp vứt xuống biển và đoạt
thuyền về đất liền.
Sau đó một ít lâu, một viên giám-lại ngục (ông xếp chánh) người Pháp
và vài nhân viên tùy thuộc bị phạm nhân hạ sát.
Năm 1919 Vị giám-đốc Côn-đảo là Trung Úy Audouard bị tên bồi lấy
cây súng của ông để trên bàn bắn chết ông.
Trước năm 1944, có vụ phạm nhân Sở muối hè nhau xúm lại bắt trói
một thầy chú và khiêng về Côn-Lôn để phản đối việc lạm quyền quá mức
của vị giám thị ấy trước « ông xếp chánh ».
e) Phó thủy sư đề đốc Terraux đã tạm dùng Côn-đảo làm quân cảng :
Tháng 5 năm 1941, đạo chiến thuyền Pháp do Phó Thủy Sư đề-đốc Terraux
(Contre Amiral) chỉ huy, đã từ vũng Cam Ranh đến vũng Côn-Lôn để chuẩn
bị một cuộc thủy chiến. Các cuộc chuẩn bị xong, đạo chiến thuyền nói trên
bèn vào vịnh Xiêm-La và trong buổi sáng tinh sương đã tiêu hủy hạm đội