Từ năm 1862 đến ngày 9-3-1945, bắt đầu từ trung-úy Félix Roussel ở
Côn-đảo, có đến 35 vị giám đốc kế tiếp nhau, trong số đó có :
- 13 vị thuộc ngạch sĩ quan Hải Quân Pháp (từ trung úy trở lên).
- 15 vị thuộc ngạch Chánh Tham Biện (Administrateurs des Colonies)
vì quần đảo Côn-Lôn được coi như một quận (Arrondissement) của chánh
quốc Pháp.
- 1 vị luật-khoa cử-nhân.
- 6 vị thuộc ngạch sĩ quan lục quân Pháp (từ trung úy trở lên).
Đến ngày 9-3-1945 Vị giám-Đốc quần đảo Côn-Lôn và khám đường
Côn-đảo là Thiếu-Tá Teyssère. Trong thời gian này, vị giám-lại ngục Côn-
đảo hay là « ông xếp chánh » là Hilaire.
Qui chế của ngục thất Côn-đảo được ấn định rõ rệt do nghị-định ngày
8-7-1871. Nghị-định ấy được sửa đổi và bổ túc do Nghị-Định 31-1-1873 về
phương diện tổ chức nội bộ.
Qui chế hiện hành cho đến ngày 9-3-1945 là do nghị-định 11-2-1889 ấn
định.
6) Những việc quan trọng đã xảy ra ở Côn-đảo (La Grande
Condore)
a) Quần đảo Côn-Lôn đã chính thức được coi như một quận của nước
Pháp : Ngày 16-5-1882 Chính-phủ Pháp ở Ba lê (Paris) có ra một nghị-định
chính thức liệt quần đảo Côn-Lôn vào hàng các quận (arrondissement) của
nước Pháp trên lục địa. Vị giám-đốc được gọi là (Directeur des Iles et du
Pénitencier de Poulo Condore).
b) Nhà Nhạc sĩ trứ danh Camille Saint Saens đã đến viếng đảo : Trong
tuần tháng tư năm 1895 nhà nhạc sĩ trứ danh Pháp, có chân trong Hàn-Lâm-
Viện ở Balê, là Camille Saint Saens có đến viếng Côn-đảo và ở lại đây một
tháng để thưởng thức phong cảnh. Câu chuyện đã xảy ra như sau :