CÔN LÔN SỬ LƯỢC - Trang 28

« Theo lẽ nước Pháp không có quyền gì trên quần đảo Côn-Lôn. Tờ

Hòa Ước 1787 ký tại Versailles với vua Gia Long (lúc ấy còn là chúa
Nguyễn Ánh) đã lỗi thời, thất hiệu, vì lẽ cuộc đại cách mạng Pháp (1789) đã
đổi hẳn chính thể nước Pháp
».

4) Tờ Hòa Ước 1862 và vấn đề Côn-đảo

Lời phản đối nói trên của Chánh Phủ Anh bất thành vấn đề là vì ngày 5

tháng 6 năm 1862 (ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất) triều đình Huế do hai
Ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đại diện đã ký với nước Pháp do
Thiếu Tướng Hải Quân Bornard đại diện và nước Tây Ban Nha một Hòa-
ước gồm 14 khoản trong đó khoản II có nói :

« Nước Nam phải nhường cho nước Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định

và tỉnh Định Tường và phải để cho chiến thuyền của Pháp được ra vào tự
do ở sông Mékông
».

Khoản II nói trên, không nói gì đến quần đảo Côn-Lôn. Lẽ tất nhiên là

các chiến thuyền Pháp muốn ra vào tự do ở sông Mékông phải đi qua Côn-
đảo mà quần đảo Côn-Lôn đã bị quân Pháp chiếm trước ngày ký kết Hòa-
ước nói trên. Trước ngày ấy đại úy Hải Quân Pháp là Durand đã thỏa thuận
với Quan Chánh người Việt đại diện Triều-đình Huế và cai trị tại quần đảo,
để giải quyết dứt khoát sự chiếm hữu toàn thể quần đảo trước đó của hải
quân Pháp. Như vậy trong Hòa-ước 5-6-1862 vấn đề quần đảo Côn-Lôn
không được đề cập đến là vì việc ấy đã được coi như giải quyết xong và
Triều-đình Huế đã bị đặt trước sự đã rồi.

5) Sự đặt ngục thất tại Côn-đảo

Sau khi quần đảo Côn-Lôn đã hoàn toàn thuộc Pháp, Thiếu tướng

Bonard kiêm chức Thống đốc ba tỉnh miền đông thuộc Pháp bèn hạ lệnh cho
lập ngay tại Côn-đảo một ngục thất để giam những người bị án khổ sai từ 1
đến 10 năm. Những thường dân người Việt và người Miên đều được đưa về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.