CÔN LÔN SỬ LƯỢC - Trang 27

Khi chiếc thông báo hạm nói trên đến Côn-Lôn thì tại đây chỉ có 129

phạm nhân bị Triều-đình Huế kết án đưa ra đây và cho giam giữ trong một
cái đồn. Ban ngày họ được phép ra ngoài giúp đỡ mấy người nông phu tại
đảo để kiếm lấy miếng ăn. Tối lại họ bị nhốt vào khám và bị cùm chân (être
mis aux fers).

Phần nhiều phạm nhân ấy được đem vợ con theo. Vợ con của họ ở

trong những căn nhà nhỏ gần đồn nói trên.

Toán quan quân người Việt giữ đồn lúc đó gồm 81 người, chia làm hai

hạng : quân tù và lính bầu, đặt dưới quyền cai quản của một vị quan văn gọi
là Quan Chánh. Vị quan này lại tùng quyền quan đầu tỉnh Bình-Long (tỉnh
Hà-Tiên bây giờ).

Sau khi người Pháp chiếm đảo thì các quân tù và lính bầu được đưa về

giao trả cho nhà cầm quyền Việt Nam tại Hà Tiên. Các hương chức, lý dịch
và dân chúng làng An Hải thì phải ra quy thuận.

Ngày 15 tháng 12 năm 1861 Đại Úy Durand cai quản thông báo hạm

Monge có hội kiến với Quan Chánh người Việt để bàn một cách dứt khoát
việc chiếm hữu quần đảo Côn-Lôn của người Pháp.

Trong khi hai bên đang thảo luận thì một số « lính bầu » hiệp với các

phạm nhân nổi lên chống quân Pháp để giải phóng Côn-đảo. Cuộc nổi loạn
này do tên Nguyệt một phạm nhân sanh trưởng tại Chợ quán (Cholon) chỉ
huy – Vì có kẻ tố cáo, nên tên Nguyệt bị bắt và bị nhà cầm quyền Pháp lên
án xử giảo (thắt cổ). Tên Nguyệt bị dẫn ra hành hình ngay tại Côn-đảo.

3) Người Anh phản đối người Pháp về việc chiếm quần đảo
Côn-Lôn

Hay tin thông báo hạm Norzagaray thừa lệnh Thủy sư Đề đốc Bonard

ra chiếm quần đảo Côn-Lôn, Chính phủ Anh tại Luân Đôn phản đối việc ấy,
viện lẽ rằng :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.