gốm đỏ đến trước mặt Lương Tiêu. Lương Tiêu ngạc nhiên hỏi:
- Cái này để làm gì.
Hoa Hiểu Sương yên nhiên nói:
- Cái này gọi là “Phân trà”, anh cứ bỏ một ít trà vào trong chén, rồi mẹ sẽ
rót nước sôi vào.
Lương Tiêu ồ lên một tiếng, tiện tay lấy một nửa số trà bỏ vào chén, Ngô
Thường Thanh tức giận nói:
- Ngươi tưởng là ăn cơm sao ? Bỏ nhiều như vậy, không sợ bị trời phạt ư ?
Nói xong lộ vẻ đau khổ, lấy lại một ít trà dư. Lương Tiêu không kìm được
kêu lớn:
- Đây không phải là trà sao ? Lấy nhiều lấy ít thì có gì quan trọng ?
Ngô Thường Thanh hai mắt trắng dã, tức giận nói:
- Ngươi là đứa trẻ con thì biết gì ?
Rồi vô cùng cẩn thận bỏ số trà vừa lấy lại đang cầm trong tay xuống, nói:
- “Tiểu đoàn long” này lấy từ Phúc Kiến, chính là cực phẩm về trà, dù một
nhúm nhỏ cũng đáng giá trăm lượng vàng, vốn chỉ cung cấp cho hoàng
cung đại nội. Hiện giờ muốn có được trà này cũng không dễ dàng, dù có là
hoàng đế lão tử có được cũng phải cực kì quý trọng. Nghe nói đại quan của
trong Xu mật viện, Trung thư tỉnh và hoàng đế của Nam Giao cũng chỉ có
được bốn chén, bốn người ngồi uống còn phải tranh nhau. Vì vậy trong
phép “Phân trà” này thì “Tiểu đoàn long” là chỗ mấu chốt, có người còn
viết thơ để ca ngợi chỗ tinh diệu của Phân trà đó.
Ông ta nói đến chỗ đắc ý, hai mắt vốn nhỏ liền híp lại thành hai đường nhỏ,
lắc đầu quầy quậy nói:
- Phân như phách như hành thái không, ảnh lạc hàn giang năng vạn biến.
Ngân bình thủ hạ nhưng khào cao, chú thang tác tự thế phiếu đào.
(Tạm dịch: Cuốn quýt như hoa giữa từng không, rơi xuống sông lạnh hóa
vạn biến. Tay hạ bình bạc luôn vui sướng, rót nước ngâm thơ tựa giấy đào)
Lương Tiêu nghe ông ta nói vui tai, liền uống một hớp. Ngô Thường Thanh
lườm y cười nói:
- Tư vị thế nào ?
Lương Tiêu tuy thấy tư vị cũng không tệ nhưng bĩu môi cố ý nói: