CÔN LUÂN - Trang 674

Lâm chung (2) cũng như Hoàng chung (3). Năm, tháng, ngày, giờ nào sinh
vượng khí thì dùng Quái đó. Giả dụ như quẻ Ích, quẻ Kiền chờ quẻ Đại hữu
chẳng hạn. Học thuật của Trần Đoàn lan rộng vùng Đông Xuyên, viết 10
thiên sách về sự ứng dụng của âm luật với Quái. "Hào, có âm, có dương, có
tiêu, có phá, có sinh, có hợp" còn Phương pháp xem tướng Đất (4) là do
Trần Đoàn sáng tạo, nhờ sự vận dụng học thuyết Dịch Lý. Trần Đoàn là tổ
sư của học phái Lý Khí.
Dịch học là nền học vấn tinh thâm, rộng lớn trong văn hoá truyền thống:
Trần Đoàn là người đem lý luận Phong thuỷ và Dịch học liên kết chặt chẽ
với nhau. Một mặt làm cho Dịch học thẩm thấu sang cả lĩnh vực Phong
thuỷ nhuốm màu sắc huyền bí. Mặt khác sự trao truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác ngày càng thêm hỗn loạn, phức tạp. Quả là một điều phi thường
mà sự bình sinh rối bét. Mặt khác, theo nhiều thư tịch còn nói rằng Trần
Đoàn là vị tổ sư của môn Tử Vi học ngày nay.
Tóm lược, Trần Đoàn là một nhà Nho tinh thông Nho, Y, Lý, Số, kiêm
thuật sỹ, tu tiên, luyện phép trường sinh. Tác phẩm chính yếu của ông gồm
114 thiên về y học, dược học và phương pháp trường sinh học. Ông hay đi
vào rừng hái thuốc và luyện tập, thư giãn ở những nơi thông thoáng, mát
mẻ, khí trời trong lành. Và thấy chỗ nào sạch đẹp, an toàn, ông thường ngủ
ngay tại đó để thư giãn và dưỡng sinh. Có chỗ ông ngủ vài ngày, có chỗ vài
tháng, có chỗ vài năm.
Chuyện kể rằng một người tiều phu vào rừng đốn củi, thấy có một xác
người nằm trên cỏ bụi và lá cây bám vào, mà người không thối nát, lấy làm
lạ, bèn lại gần để xem xét kỹ, thì thấy ông bừng tỉnh dậy nói: "Tôi đang ngủ
say, bác đến làm động không khí nên tôi tỉnh dậy, thật tiếc quá"! Hỏi ra thì
giấc ngủ này của ông đã được gần 10 năm. Vì vậy có dịp tu dưỡng và gần
gũi quan sát thiên nhiên, nên ông tìm ra những quy luật của tự nhiên và sự
vận hành của Vũ trụ và quan hệ tới sinh mạng của con người, nên ông lập
ra những phương pháp, để hỗ trợ cho nghề y như sô Tử vi, số Tiền định, số
Tử bình.v.v...Nhưng vì khiêm tốn, mặc dù nhà Tống mấy lần mời ông ra
làm quan, ông đã về kinh đô mấy tháng rồi lại trốn, bỏ đi tu, và để lại thư
xin cho ông được tự do ngao du sơn thuỷ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.