Lữ tổ quá lớn nên mượn tên của ông ấy mà thôi. Có điều hơn một trăm năm
trước cái hộp đó đã được mở ra một lần rồi.
Cửu Như nhướng đôi lông mày rậm, cười nói:
- Hay quá, hay quá, nói nghe xem nào.
Liễu Oanh Oanh và Lương Tiêu cũng rất tò mò, đều đổ dồn ánh mắt về
phía Sở Tiên Lưu.
Sở Tiên Lưu vuốt râu trầm ngâm nói:
- Lão hoà thượng, ông đã nghe nói đến Tử Dương chân nhân chưa?
Cửu Như nói:
- Ngươi nói tới Trương Bá Đoan Trương Tử Dương phải không? Sau thời
Tĩnh Khang, Đạo môn chia thành hai tông phái Nam và Bắc. Vương Trùng
Dương là người sáng lập ra Bắc Tông còn Trương Tử Dương là người sáng
lập ra Nam Tông. Chủ trương của Bắc Tông là đi vào nhân gian để giúp
người, còn Nam tông lại lấy việc thanh tu làm mục đích chủ yếu. Có điều
nói ra thì Vương Trùng Dương sáng lập ra Bắc Tông là có bảy đệ tử phái
Toàn Chân dưới quyền giúp sức, còn Trương Bá Đoan lại chỉ dựa vào sức
lực của bản thân mình để sáng lập ra Nam Tông, đó mới thật sự gọi là lợi
hại.
Sở Tiên Lưu không cười nữa, nói:
- Lão hòa thượng, mấy chữ “lợi hại” từ miệng ông nói ra thật không dễ
dàng. Có điều Tử Dương chân nhân đúng là nhân vật kiệt xuất hàng đầu
xưa nay, học vấn của tam giáo cửu lưu, bách gia chư tử không gì là không
tinh thông, võ học trên người lại càng xuất thần nhập hoá, nổi tiếng một
thời [người dịch: “tam giáo” = Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo; “cửu lưu” là
9 học phái lớn nhất thời Chiến Quốc, bao gồm: Nho gia, Pháp gia, Tung
hoành gia, Đạo gia, Binh gia, Tạp gia, Âm dương gia, Mặc gia, Nông gia.
Trong đó Nho gia là học phái của Khổng Tử, Pháp gia là học phái của Hàn
Phi Tử, Tung Hoành gia là học phái về ngoại giao du thuyết, đứng đầu là
Tô Tần, Trương Nghi, Đạo gia là của Lão Tử, Âm Dương gia là học phái
về âm dương ngũ hành, đứng đầu là Trâu Diễn, Mặc gia là học phái về
nhân trị của Mặc Địch, Tạp gia có lẽ là học phái pha lẫn ưu điểm các học
phái khác của Tuân Tử, còn Binh gia và Nông gia do ai đứng đầu thì tớ