mỡ. Giờ tôi sẽ tiết lộ các kết luận mà tôi đã đúc kết được từ các chi tiết này.
Trước tiên, cách gộp các xương theo nhóm là rất kì quái. Y nghĩa của nó là
gì? Giả thiết về một nhà giải phẩu tỉ mỉ rõ ràng quá vô lí, và tôi gạt nó qua
một bên. Nhưng còn cách giải thích nào không? Có đấy. Những mẩu xương
đã được gộp theo từng nhóm mà bình thường nối với nhau bằng dây chằng,
chúng bị tách ở các điểm gần với nhau chủ yếu bằng cơ. Ví dụ như xương
bánh chè vốn thực sự gắn với đùi, được nối với phần này bằng cơ, nhưng
với xương cẳng chân thì lại được nối bằng một dây chằng lớn. Các xương ở
cánh tay cũng thế, chúng gắn với nhau bằng các dây chằng, nhưng lại chỉ
nối với thân người bằng cơ ngoại trừ ở đầu xương đòn.
Đây là một chi tiết rất quan trọng. Dây chằng phân hủy chậm hơn cơ
nhiều, vậy nên với một thi thể mà các cơ đã phân hủy gần như hoàn toàn,
các xương vẫn được gắn với nhau bằng dây chằng. Cách gộp các xương
thành nhóm kì lạ này cho thấy xác chết đã bị phân hủy một phần tới khi chỉ
còn xương trước khi bị tách rời, và các xương đơn giản bị giật rời ra chứ
không phải cắt bằng dao.
Nhận định này càng được củng cố chặt chẽ bởi việc không có vết dao cắt
hay vết xướt nào trên xương.
Giờ còn lại chi tiết tất cả các xương đều không dính chất sáp mỡ. Nếu
một cánh tay hoặc đùi bị ném xuống nước và để mặc cho phân hủy, chắc
chắn sẽ có rất nhiều chất sáp mỡ được tạo ra. Có lẽ phải đến hơn một nửa
phần thịt sẽ chuyển thành chất này. Vì thế việc không tìm thấy chất sáp mỡ
cho thấy phần lớn thịt đã biến mất hoặc bị tách khỏi xương trước khi các
mảnh thi thể này bị ném xuống nước. Vậy thực ra thứ bị đem phi tang dưới
hồ không phải là một xác chết, mà là một bộ xương.
Nhưng đó là bộ xương như thế nào? Nếu là xương của một người mới bị
giết hại, khi đó các xương đã được cẩn thận tách khỏi phần thịt để giữ lại
phần dây chằng nguyên vẹn. Nhưng khả năng này cực kì thấp, bở lẽ việc
giữ lại các dây chằng sẽ chẳng phục vụ cho mục đích gì. Trên xương không
thấy có các vết xước cũng mâu thuẫn với gải thiết này.