_ Phương thức huy động vốn thông qua việc bán cổ phiếu gây ra tác
dụng đòn bẩy tốt hơn. Những công ty cổ phần hữu hạn không thích vay nợ
chồng chất. Các cổ đông không thích nợ ngân hàng vì nó có thể động đến
cổ tức của họ. Các nhà quản trị không thích nợ vì nó là nguyên nhân khiến
họ mất ngủ hàng đêm. Nhưng trên thực tế, việc xoay vốn bằng cách bán
quyền sở hữu công ty thông qua cổ phiếu thường mang lại nợ nhiều hơn
vốn. Vốn thu được từ việc bán cổ phần đắt hơn vốn thu được từ việc thế
chấp tài sản, nhưng số nợ vay lại rẻ hơn. Tỷ trọng chi phí trung bình của
vốn tư bản có thể thấp hơn trên sàn giao dịch chứng khoán (nhưng dĩ nhiên
rủi ro cao hơn). Tác dụng đòn bẩy cao còn mang lại một lợi ích khác: tỷ lệ
thuế nộp thấp. Trong vài năm đầu, do được đánh thuế thấp nên phần lớn lợi
nhuận sẽ rơi vào lợi ích công ty.
_ Tồn tại động cơ thúc đẩy thú vị. Việc mua lại công ty thông qua cổ
phiếu làm cho mọi người chỉ tập trung vào kết quả tài chính thu được, và
nếu thất bại, hậu quả sẽ rất tồi tệ cho tất cả mọi người. Trong các tập đoàn
tiêu biểu, đặc biệt là những tập đoàn có nhiều doanh nghiệp nhỏ bên trong,
các nhà quản trị điều hành từng phần riêng biệt luôn được cách ly khỏi các
rủi ro tài chính và không có quyền tự quyết trước những diễn biến của thị
trường.
Việc mua lại công ty vốn dĩ rất căng thẳng. Nhưng nếu gặp điều kiện
thuận lợi thì đây là một con đường tuyệt vời để làm giàu.
Câu chuyện của Paul
Một người chưa từng phải lo lắng về việc giao dịch với các nhà tài phiệt
cho vay, đó chính là Paul Judge. Paul là bạn học chung trường Wharton với
tôi, tưởng như ông đã theo đuổi một sự nghiệp cổ truyền: lập kế hoạch
chiến lược cho công ty Cadbury Schweppes. Năm 1986, Cadbury quyết
định bán chi nhánh Foods, chuyên kinh doanh trà Typhoo và mứt Hartley.
Paul đã thuyết phục chủ tịch hội đồng quản trị Dominic Cadbury cho phép
ông đấu thầu Foods cùng với ban quản trị của nó. Cuộc bỏ thầu này khác
thường ở chỗ Paul cùng các giám đốc khác phải xoay xở gom tiền cho công