thưởng đầu tiên cho những kẻ nhanh chân. Đó chính là hình ảnh của Tom
và Jerry: chú chuột sung sướng đang tìm kiếm một cái hang nhỏ bé nhưng
thoải mái, nơi mà con mèo to béo không thể với tới được.
Chúng ta có thể ví những tập đoàn lớn mạnh như loài khủng long ăn cỏ.
Và vì sao các tập đoàn lớn lại sẵn sàng sử dụng ta để ta có cơ hội tìm được
nhiều lợi nhuận hơn họ?
“Dư thừa sản xuất” - hệ quả tất yếu
Chúng ta đang ở vào một thời điểm chín mùi. Khả năng sản xuất cũng
như nguồn vốn của các tập đoàn quá dồi dào đã khiến tình trạng dư cung
xảy ra trong sản xuất hàng hóa. Như Larry Shulman, giám đốc Nhóm Tham
vấn Boston, đã nói: “Trải qua hơn một thập kỷ đầu tư vào công nghệ thông
tin và nhu yếu phẩm, cuối cùng sự thành công cũng đến”.
Tuy nhiên khi công nghệ sản xuất này phát triển mạnh mẽ, nó cũng trở
thành một cái bẫy đối với các công ty trưởng thành. Lợi ích thu được từ
việc sản xuất liên tục trở thành vấn đề hóc búa khi các doanh nghiệp tăng
sản lượng trước nhu cầu thị trường. Và họ đã làm thế. Dầu khí, xe hơi, công
nghệ “chip”, thép, và nhiều thứ khác nữa mà bạn có thể kể tên được, là
những công nghệ đang có lượng cung gấp ba lần lượng cầu. Điều này đối
với những công ty dự trữ tiền mặt sẽ gây ra nguy cơ lạm phát.
Tiền mặt, bản thân nó cũng là một vấn đề. Trước đây, các công ty có
nhiều tiền mặt thường đa dạng hóa dễ dàng. Không chỉ riêng các CEO, mà
các nhà phân tích đầu tư cũng nhận thấy nguyên lý 80/20 một cách xác
đáng đã gây ra trở ngại cho vòng chu chuyển này. Shulman đã nêu lên thực
trạng một số doanh nghiệp ngày nay đang dùng lượng tiền mặt dư thừa của
họ để mua lại các doanh nghiệp cùng ngành khác, đặc biệt là ở nước ngoài.
Có vẻ như đó chỉ là một phần quá trình toàn cầu hóa hợp lý. Nhưng trên
thực tế, chính việc sở hữu quá nhiều tiền mặt đã dẫn đến tình trạng này.
Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
Những con người 80/20 hưởng lợi từ sự dư thừa
sản xuất