Kết quả vẫn không khá hơn.
Kế tiếp, ông thử với các bá tước ở Medina-Celi. Thất bại, họ cho rằng đó là
một kế hoạch viển vông.
Rồi đến đức vua và hoàng hậu xứ Tây Ban Nha, họ cũng nói “không” dù có
phần lịch sự hơn.
Không phải là một người bỏ cuộc dễ dàng, vận may cuối cùng cũng mỉm
cười với Colombo. Năm 1492, trước sự thất bại của Granada, thành trì
Moors rơi vào tay người Tây Ban Nha. Nhận thấy nữ hoàng Isabella đang
trong tâm trạng phấn khởi, ông quyết định thử lần nữa. Thành công! Sau
mười tuần lênh đênh trên biển, Colombo đã tìm thấy đất liền, đặt nụ hôn
mãn nguyện lên nó và đặt tên vùng đất này là San Salvador.
Ba bài học rút ra từ câu chuyện của Christoforo
Nếu dự án của bạn sẽ làm thay đổi thế giới và tạo ra một mức lợi nhuận
trên vốn cực lớn, đừng nản lòng khi gặp khó khăn.
Vốn không phải là một thứ hàng hóa trao đổi. Nó không như bể rượu của
liên minh châu Âu, có thể bị rút ra bởi những kẻ táo bạo luôn “khát nước”.
Vốn thuộc về các nhà tư bản, do đó, con người 80/20 cần phải biết cách hợp
tác với những cá nhân khác. Và mỗi người sẽ có phong cách thực hiện và
những chuẩn mực của riêng họ.
Bài học thứ ba của Christoforo là vốn cũng tuân theo nguyên lý 80/20. Chỉ
một phần nhỏ vốn được sử dụng thích hợp sẽ mang lại hiệu quả sản xuất to
lớn.
Chúng ta thường ngộ nhận về tầm quan trọng của vốn, thực tế cho thấy nó
không phải là nguyên nhân chính dẫn đến thành công. Chi phí cho hành
trình của Colombo chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hàng trăm nghìn cung
điện đồ sộ ở châu Âu lúc bấy giờ. Cái đã tạo ra sự giàu có cho Colombo,
cho Tây Ban Nha và cho thế giới chính là ý tưởng và một con người dám
nghĩ dám làm, chứ không phải vốn.
Từ một ít vốn có thể sẽ tạo ra đa số của cải vật chất. Nhân tố tạo nên sự gia
tăng gấp bội này là ý tưởng và những con người 80/20. Suốt hai thập kỷ
qua, Tây Ban Nha đã đổ đầu tư vào dự án Colombo. Và bất kỳ bá tước nào