đỡ bạn, như một cá nhân, thứ hai là giúp các khách hàng và thứ ba là giúp
các tổ chức tập đoàn chỉ khi việc đó có ích cho bạn.
Hãy tăng tốc sự nghiệp của bạn – hãy sử dụng nguyên lý 80/20 để thành
công nhiều hơn với công sức ít hơn.
Sơ lược lịch sử của nguyên lý 80/20
Năm 1897, nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto (1848-1923) phát hiện
ra một khuôn mẫu thường xuyên trong việc phân phối tài sản hay thu nhập,
bất kể ở đất nước nào hay giai đoạn thời gian nào. Sự phân phối bị nghiêng
lệch hoàn toàn về một đầu cuối lớn nhất: Một thiểu số nhỏ đem lại thu nhập
cao nhất luôn luôn chiếm phần lớn trong tổng số. Dần dần Pareto có thể tiên
đoán được kết quả chính xác trước khi xem các dữ liệu.
Pareto rất hứng khởi với phát hiện của mình, và sau đó ông tin rằng phát
hiện này có tầm quan trọng rất lớn không chỉ trong ngành kinh tế mà còn
đối với toàn xã hội. Nhưng ông chỉ có thể thu hút sự chú ý của một vài nhà
kinh tế khác. Dù ông có thể viết ra rõ ràng về những chủ ðề ít trọng yếu hõn
nhýng trình bày của ông về “nguyên tắc Pareto” bị chôn vùi dưới những
ngôn ngữ học viện dài dòng và những công thức đại số dày đặc.
Ý tưởng của Pareto chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến khi Joseph
Moses Juran, một trong hai chuyên viên quản lý chất lượng nổi tiếng nhất
của thế kỷ hai mươi, đổi tên nó thành “Quy luật Số Ít Quan yếu”. Trong bộ
sách “Sổ tay Quản lý Chất lượng” năm 1951, ban đầu có ảnh hưởng rất lớn
ở Nhật và sau đó là ở phương Tây, Juran đối chiếu giữa “số ít quan yếu” với
“số nhiều vặt vãnh”, cho thấy những sai sót về chất lượng có thể được loại
bỏ phần lớn, nhanh chóng và ít tốn kém, bằng cách tập trung vào một số ít
những nguyên nhân gốc rễ quan trọng. Juran, chuyển đến sống ở Nhật vào
năm 1954, đã dạy các nhà quản trị tại đây cách cải tiến chất lượng và chức
năng. Từ năm 1957 đến 1989, Nhật là nước phát triển nhanh hơn bất cứ một
nền kinh tế công nghiệp nào khác trên thế giới.