CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 18

vọt xa; cẳng trước ngắn và bé, dùng để đào đất thì tuyệt. Nó núp dưới hang
để trốn kẻ thù. Ở trong hang lại còn tránh được nóng bức mùa hè và giá lạnh
mùa đông.

Còn cái đuôi thì thế nào? Đuôi nó là bộ phận giúp việc rất đắc lực cho hai

đôi cẳng. Khi nó ngồi lên hai cẳng sau và đưa mắt dò xét các phía, thì đuôi nó
là chỗ dựa, như một cái nạng. Khi nó nhảy thì đuôi giữ thăng bằng như một
bánh lái; nếu không có cái đuôi ấy thì nó mất thăng bằng và dễ ngã chổng
kềnh.

Muốn đánh đổi chỗ ở, đổi rừng lấy thảo nguyên và đổi hốc cây lấy cái

hang, thì sóc và chuột nhảy phải đổi luôn cả đuôi và cẳng cho nhau!

Nếu nghiên cứu các giống vật khác ở thảo nguyên và trong rừng, ta sẽ

thấy rằng chúng cũng tựa như bị cột chặt vào vị trí của mình bằng một cái
xiềng vô hình khó lòng phá vỡ nổi.

Thí dụ con dẽ giun, sở dĩ nó ở tầng thấp nhất là vì các thức ăn ưa thích

của nó đều ở bên dưới mặt đất. Cái mỏ dài của nó rất thích hợp để kiếm giun.
Không bao giờ ta thấy dẽ giun ở trên cây, vì nó ở cao như vậy có ích gì đâu!

Còn con chim gõ kiến thì ít khi xuống tới đất. Suốt ngày nó bận bịu trên

thân cây bách thông hay bạch dương. Nó làm gì ở đó? Nó tìm kiếm gì ở vỏ
cây thế?

Hãy nạy một mảnh vỏ cây bách ra, ta sẽ thấy nhiều đường rãnh ngoằn

ngoèo. Ai đào những rãnh ấy? Đó là một con sâu chuyên ăn bám cây bách.
Cuối mỗi đường rãnh có một cái tổ, ở đó giòi làm kén và biến thành sâu. Sâu
ấy sống thích nghi với cây bách; và chim gõ kiến lại quen sống với sâu. Bởi
vì mỏ cứng của nó chọc thủng vỏ cây, lưỡi dài và mềm của nó dễ dàng tóm
lấy các con giòi và ổ kén trong tổ.

Thế là ta đứng trước một thứ dây xích nối liền ba thứ: cây bách, sâu cây

bách và chim gõ kiến. Đây mới chỉ là một trong những mắt xích buộc chim
gõ kiến gắn chặt với cây, với rừng mà thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.