CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 210

Chúng ta còn biết được những loại ngũ cốc mà người ta gieo thời ấy.

Trong đám đất sét trát vách các ngôi nhà thời cổ tìm thấy ở làng Cô-lô-mi-si-
na, còn thấy nhiều thứ hạt và có khi cả những bông lúa mì, lúa mạch và kê.

LỊCH LAO ĐỘNG

Chúng ta quen đo thời gian bằng năm, bằng thế kỷ, hay bằng hàng chục

thế kỷ. Nhưng những nhà khảo cứu về đời sống thời tiền sử thì cần dùng đến
một thứ lịch khác, một cách đo thời gian khác. Đáng lẽ nói: “Cách đây bao
nhiêu thế kỷ”
, thì người ta nói: “Ở thời kỳ đồ đá cũ”, hoặc “Ở thời kỳ đồ đá
mới”
, hay “Ở thời kỳ đồ đồng”, v.v... Thứ lịch đó dựa trên sự lao động của
con người với những công cụ khác nhau, do đó chỉ cho ta thấy ngay loài
người lúc ấy đang ở vào giai đoạn phát triển nào...

Cuốn lịch thông thường của ta, mà người ta gọi là lịch thiên văn, gồm

những đơn vị thời gian ngắn dài khác nhau: thế kỷ, năm, tháng, ngày, giờ.

Cuốn lịch lao động cũng có những “đơn vị” và những “phần của đơn

vị”. Thí dụ ta có thể nói: “Thời đại đồ đá, giai đoạn cái rìu đẽo hai mặt”,
hoặc là “thời đại đồ đá, giai đoạn đồ đá mài”.

Bây giờ, trong câu chuyện mà chúng ta đang kể, chúng ta chỉ mới tới thời

kỳ của lịch sử mà kim khí đã thay thế cho đồ đá, và nông nghiệp cùng với
nghề chăn nuôi đã ra đời. Cùng với sự phân công lao động, những sự trao đổi
đã bắt đầu xuất hiện. Thí dụ: khi những chiếc rìu bằng đồng đã ra đời ở một
nơi nào đó, thì dần dần nó được truyền bá sang các bộ lạc khác.

Các con thuyền độc mộc luôn luôn xuôi ngược trên các dòng sông để

người ta trao đổi lúa lấy da, hoặc đổi vải vóc lấy đồ gốm.

Có những bộ lạc rất giàu đồ đồng và những bộ lạc khác lại nổi tiếng vì

những đồ gốm tinh xảo do họ làm ra. Và những người dân ở các làng trên
mặt hồ thường tiếp đón những người khách lạ từ xa đến để trao đổi sản phẩm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.