giơ hai cánh tay lông lá vồ bóng. Chỉ một lát quả bóng lại bị bỏ quên, và khỉ
ta hoàn toàn mải mê theo dõi con ruồi bò trên nền nhà.
Quan sát những cứ chỉ hỗn loạn của hai con khỉ Ra-pha-en và Rô-da, nhà
bác học nổi tiếng Páp-lốp đã kết luận:
“Hỗn độn! Hoàn toàn là những cử chỉ hỗn độn!”
Những cử chỉ hỗn độn của loài khỉ thể hiện sự hoạt động cũng hỗn độn
của bộ óc chúng. Hoạt động ấy không giống chút nào với hoạt động rất trật
tự, rất tập trung của bộ óc con người. Tuy vậy con khỉ cũng khá thông minh
và rất thích nghi với đời sống trong rừng, trong cái thế giới nhỏ bé ấy - cái
thế giới đã ràng buộc nó bằng vô số những dây xích vô hình.
Có một lần, một nhà đạo diễn điện ảnh đến quay cuốn phim về cặp vợ
chồng khỉ Rô-da và Ra-pha-en. Theo kịch bản vạch sẵn, người ta để cho vợ
chồng khỉ được một thời gian tự do ở trong vườn. Vừa được thả lỏng ra, Rô-
da và Ra-pha-en liền leo lên cái cây gần nhất, lấy hai tay bám vào cành đánh
đu một cách khoái trá vô cùng. Ở trên cây chúng cảm thấy thoải mái hơn là ở
trong căn nhà đầy tiện nghi dành riêng cho chúng.
Ở châu Phi, quê hương của chúng, con khỉ sống ở tầng bên trên của rừng.
Nó làm ổ trong cành các cây lớn. Chính trên cây cũng là nơi nó chạy trốn kẻ
thù và hái quả để ăn. Nó đã quen với lối sống ở rừng đến nỗi nó dạo chơi trên
các thân cây nhẵn và thẳng lại dễ dàng hơn đi trên mặt đất. Không có rừng thì
không có khỉ.
Trước kia có một nhà bác học muốn quan sát giống khỉ trong môi trường
quen thuộc của nó từ lúc mới sinh ra. Ông đến ở tại nước Ca-mơ-run, châu