Nhưng tập đi đâu phải là chuyện dễ, ngay bây giờ cũng vậy. Ai đã từng
đến thăm một vườn trẻ đều biết rằng ở đấy có những em bé chỉ bò lổm ngổm.
Tại sao các em đó lại bò? Chính vì các em bị ý muốn di chuyển thúc đẩy,
nhưng lại chưa biết đứng thắng người trên hai chân. Còn phải trải qua nhiều
tháng các em đó mới dám đứng thẳng người và tập đưa chân ra phía trước để
bước đi. Thật là một điều hệ trọng và nguy hiểm khi phải thôi không chống
tay xuống đất nữa và không được bấu víu vào các đồ vật xung quanh! Làm
thế còn khó hơn là người lớn tập đi xe đạp.
Trong khi con nít mất vài tháng để tập đi thì thủy tổ chúng ta ở rừng xưa
kia tập đi đã phải mất hàng nghìn năm.
Cũng có thể là trong thời kỳ còn sống trên cây, người nguyên thủy đôi lúc
cũng xuống đất. Cũng có thể là hồi đó khi xuống đất anh ta không hoàn toàn
chỉ dùng tay để đi mà còn đứng lên hai chân, chạy được vài bước, như con
khỉ bây giờ.
Nhưng đi hai ba bước là một chuyện, mà đi năm mươi hay một trăm bước
lại là một chuyện khác hẳn!
HAI CHÂN GlẢI PHÓNG CHO HAI TAY RẢNH RANG ĐỂ
LAO ĐỘNG
Ở thời kỳ xa xôi khi tổ tiên chúng ta ở rừng chuyên sống trên cây, anh ta
đã tập được cách sử dụng hai tay khác hẳn hai chân. Anh ta dùng tay để hái
quả và cũng để làm tổ trú ẩn ở giữa các cành cây.
Nhưng bàn tay đã có thể bứt một trái cây thì cũng có thể cầm một cái gậy
hay một hòn đá. Khi đã nắm được hòn đá hay cái gậy thì cánh tay không
giống như trước nữa, nó trở thành dài ra và mạnh hơn nhiều.
Bởi vì, với hòn đá, người nguyên thủy có thể đập vỡ vỏ các trái cây cứng
rắn nhất mà răng cắn không vỡ được. Cái gậy có thể dùng để đào bới đất, tìm
những rễ cây ăn được.