Trong khi ở trong đất liền vẫn còn những cây cỏ và loài vật thuộc các
giống vùng ôn đới, thì các sinh vật ở biển đã đổi khác hẳn. Ở các lớp đất bờ
biển thời đó đã thấy rất nhiều vỏ các giống trai ốc vùng băng giá.
CUỘC “CHIẾN TRANH” GIỮA CÁC RỪNG CÂY
Rồi một ngày kia, cái hơi lạnh chết người của băng hà đã thổi đến tận các
miền lục địa.
Cảnh hoang vu miền Bắc Cực dần dần di chuyển xuống phương nam! Do
ảnh hưởng đó, các miền đài nguyên
và các rừng tùng bách phương bắc
cũng lui dần về phía nam.
Đài nguyên tới chiếm chỗ của rừng tai-ga
; rừng tai-ga lùi dần và chiếm
chỗ của các rừng cây có lá.
Và cuộc chiến tranh giữa các rừng cây đã bắt đầu.
Cuộc chiến tranh này đến bây giờ vẫn còn tiếp tục diễn ra. Thí dụ: cây
tùng bách và cây hoàn diệp liễu là hai đối thủ muôn thuở. Cây này thì sợ mặt
trời, còn cây kia, trái lại, lại sợ bóng tối.
Trong một rừng tùng bách, cây hoàn diệp liễu thường chỉ mọc cao không
quá gót chân người, vì bóng râm của các cây tùng bách không cho phép nó
mọc cao được. Nhưng đến khi lưỡi rìu của người đốn củi hạ các cây tùng cao