nhiếp ảnh của tờ báo lập tức kêu lên: “Tôi biết vợ con anh ta rồi! Một
người làm thợ tiện, còn một người là kỹ sư ở nhà máy. Mắt cháu Ca-chi-a
con gái anh ấy cũng xanh một cách kỳ lạ”.
Các em nghe câu chuyện của ông phóng viên nhiếp ảnh như nghe một
chuyện thần thoại.
- Tớ… tớ mừng cho Ca-chi-a quá!.. – Lê-na nói, em quay mặt đi, đến
bên máy và xỉ mũi vào chiếc khăn tay nhỏ.
- Bác cũng rất mừng, - ông phóng viên nhiếp ảnh nói. – Bác còn nghĩ
rằng có lẽ con trai bác… cũng ở trong đội du kích đó… Có thể lắm chứ,
phải không các cháu? – ông hỏi các em.
- Chắc chắn rồi ạ! – Cô-xchi-a ủng hộ ông, vẻ tin tưởng. – Hoàn toàn có
thể như vậy, bác ạ! – Cô-li-a gật đầu.
Sau tất cả những chuyện đó, các em có cảm giác là lạ khi thấy mình đang
ở nhà máy, đang ở phân xưởng, bên cạnh những cỗ máy đã ngừng chạy
mười lắm phút rồi, nhưng tất cả những cái đó là có thật, tất cả những cái đó
tồn tại, và “Bản tin nhanh” của bên “Bắc Cực” thì nhắc nhở các em rằng
anh chàng Min-ga-rây gớm ghê đang chờ đội xung kích của các em trả lời.
Bây giờ, các em muốn trả lời Min-ga-rây một cách thật xứng đáng, và ước
muốn ấy của các em mạnh mẽ hơn trước đến hàng trăm lần.
Vừa lúc đó, Ca-chi-a về. Trông em khác hẳn bình thường, có vẻ hiền
lành, thậm chí rụt rè nữa, dường như em ngượng nghịu với niềm hạnh phúc
bất ngờ, dường như em sợ niềm hạnh phúc có thể tan biến đi mất như một
giấc mơ êm dịu.
- Thưa bác, - em nói với ông phóng viên nhiếp ảnh – dì Nhi-na cháu mời
bác cùng đại úy Xta-ri-cốp ngày mai thể nào cũng đến ăn trưa với gia đình
cháu… Đại úy Xta-ri-cốp đã ghi địa chỉ nhà cháu… Các cậu ơi, cả các cậu
ngày mai cũng sẽ tới ăn trưa ở nhà tớ…
- Cháu ngồi xuống đây, - ông phóng viên nhiếp ảnh băn khoăn nói. – Bác
thật xấu hổ vì bác đã đưa tấm ảnh cũ của cháu để dán lên “Bảng danh dự”.
Bây giờ cháu hoàn toàn không giống tấm ảnh ấy nữa rồi.
Ông chụp Ca-chi-a, giữ ống kính lâu cho đủ ánh sáng, và hứa ngày hôm
sau sẽ mang đến một bức chân dung tuyệt vời. Sau đó ông đến phân xưởng