NHỮNG NGƯỜI DU KÍCH
T
ất nhiên các em không hiểu được có chuyện gì đã xảy ra, nhưng khi
các em đã mang máng hiểu thì Ca-chi-a và người đưa tin vui đã chạy đi rồi.
Ở sau hàng cột chỉ còn lại ông phóng viên nhiếp ảnh có bộ râu hung hung.
Ông nhìn các em với vẻ mặt như thể ông vừa thức dậy, rồi ông thở dài và
dang hai tay ra:
- Trên đời này thật lắm chuyện lạ kỳ, - ông nói. – Thế là bố cháu ấy vẫn
còn sống!
Các em xúm quanh ông phóng viên nhiếp ảnh, nghe ông kể tóm tắt
những điều mà chẳng bao lâu cả nhà máy đều biết hết. Thì ra anh bộ đội mà
ông phóng viên nhiếp ảnh dẫn tới sau hàng cột không hẳn là một anh bộ
đội. Trước chiến tranh, anh làm việc ở ban biên tập báo tỉnh và viết các bài
ký, còn bây giờ anh công tác ở ban biên tập báo ngoài mặt trận, đồng thời
vẫn gửi bài về cho tờ báo U-ran thân thiết của mình. Gần đây, bộ chỉ huy
cho phép anh về U-ran lo việc xuất bản một tập ký sự chiến tranh về những
chiến sĩ và sĩ quan người U-ran. Trước khi về, anh quyết định đến thăm
một khu du kích để thu nhập thêm tài liệu cho một bài ký.
Khu du kích là thế nào? Là thế này: ở xa trận tuyến, trong vùng sau lưng
địch, hàng chục đội du kích kết hợp lại với nhau giải phóng một vùng đất
lớn khỏi ách chiếm đóng của bọn phát-xít và khôi phục chính quyền Xô-
viết ở đó. Bọn phát-xít cho nhiều đội quân đến càn quét, nhưng các đội
quân này đều mất tăm mất tích. Chúng đều bị du kích tiêu diệt sạch.
Thỉnh thoảng lại cso một phi đội máy bay Xô-viết bay tới khu du kích và
ném hàng xuống – súng đạn, thuốc men, báo chí. Mới đây, du kích tổ chức
ở trong rừng được một sân bay đầu tiên và một máy bay chở thuốc men đã
bay tới đó. Anh nhà báo đến khu du kích cũng bằng chiếc máy bay nhỏ ấy.