I-Ô-XÍP LÍCH-XTA-NỐP
C
uộc chiến tranh giữ nước vĩ đại đã nổ ra. Tổ quốc của chúng ta đã
chiến đấu vất vả với quân thù, giữ vững trận tuyến dài hàng trăm cây số.
Những bậc cha, anh của chúng ta không tiếc thân mình đấu tranh chống
bọn phát-xít, bảo vệ mảnh đất xô-viết, bảo vệ tự do và độc lập của nó.
Nhiều cuốn sách đã từng viết về những ngày tháng khốc liệt và anh hùng
đó: viết về những đội viên du kích quả cảm, những chiến sĩ trinh sát gan dạ,
về những trung đoàn, sư đoàn chiến thắng của chúng ta đã giải phóng các
thành phố và đất nước…
Cuốn sách “Cô-xchi-a Lùn” của I. Lích-xta-nốp cũng viết về những năm
chiến tranh. Song ở đây tác giả không kể về những anh hùng Quân đội Liên
Xô mà về mặt trận lao động, về những con người đã làm việc với tất cả sức
mình, đôi khi vượt quá cả sức mình trong thời kỳ gian nan ấy tại vùng hậu
phương xa xôi – về những người U-ran đã cung cấp vũ khí, xe tăng, máy
bay… cho các chiến sĩ ngoài mặt trận.
Cô-xchi-a Ma-lư-sép, biệt danh là “Cô-xchi-a Lùn” khi tới nhà máy còn
là chú bé học sinh nông thôn hoàn toàn non nớt. Chưa hay biết một cái gì
nên làm ở nhà máy thật khó khăn đối với em. Sống giữa những người chưa
quen biết em buồn nhớ; vùng tai-ga thân thuộc như con nai rừng hoang dại
đến nhà máy như để khẩn khoản gọi Cô-xchi-a Lùn quay trở về nhà… Song
ý chí, lòng kiên trì, tình bạn hữu, mà điều chủ yếu là nguyện vọng thiết tha
làm tất cả những gì có thể làm được cho mặt trận, giúp ích Tổ quốc trong
những ngày tháng khó khăn, đã giữ chân Cô-xchi-a Lùn ở lại nhà máy.
Tính cách Cô-xchi-a Lùn, một chú bé vụng về, lầm lì nhưng là một con
người có nghị lực, có trái tim nhân hậu đã được nhà văn miêu tả trong
truyện một cách nổi bật đến mức bạn sẽ không bao giờ quên nổi chú bé ấy.
Cô-xchi-a Lùn là một trong số những nhân vật không hề nghĩ họ là những
anh hùng, và đối với họ điều ấy không phải là quan trọng. Họ làm công
việc của mình một cách tốt nhất có thể có được, và điều ấy dường như