Những năm này ông rất mê biển cả. Những con tàu, những chuyến viễn
du trên biển, lối sống độc đáo của thủy thủ - tất cả những cái đó làm ông
xúc động bởi tính chất lãng mạn và phi thường của nó. Có tới gần mười
năm trời ông đã làm thủy thủ - phóng viên báo ở Ma-ri-u-pôn, Ô-đét-xa,
Xê-va-xtô-pôn, Lê-nin-grát. Tại những nơi ấy ông đã viết những truyện
ngắn đầu tiên về biển cả.
Kinh nghiệm lâu năm trong công tác báo chí đã cho phép I. Lích-xta-nốp
tích lũy được tài liệu phong phú và bằng tài nghệ cao đã khát quát hóa và
thể hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm cuối cùng của mình – tiểu
thuyết “Niềm vinh quang vô danh”, được xuất bản sau khi nhà văn qua đời.
Trung tâm cuốn tiểu thuyết là nhà báo trẻ - thanh niên cộng sản Xtê-pan
Ki-rê-ép. Hình tượng Xtê-pan hấp dẫn bởi tính trung thực, sự trong sáng
của ý thực cộng sản chủ nghĩa mà trong những năm đầu Chính quyền xô-
viết anh ta phải bảo vệ trong cuộc xung đột với những con người sống theo
nguyên tắc đạo đức tư sản.
Năm 1930 Lích-xta-nốp giải ngũ khỏi Hạm đội Ban-tích, tới U-ran và ở
lại đây vĩnh viễn.
Ông đã làm việc mười tám năm ở tờ báo thành phố Xvéc-lốp-xcơ “Công
nhân U-ran”. Mười tám năm ông đã đi khắp vùng mỏ U-ran.
Lích-xta-nốp đã viết nhiều ký về những con người U-ran, về công cuộc
lao động to lớn, cũng như cuộc sống của họ… Tại đây ông đã sáng tác
truyện vừa đầu tiên của mình dành cho thiếu nhi “Những ngọn cờ đuôi
nheo đỏ”, hoặc như sau này cuốn sách được đặt tên là “Những cuộc phiêu
lưu của thủy thủ thiếu niên”. Song truyện vừa này được viết ra theo các ghi
chép sẵn đã có từ lâu của phóng viên báo kiêm thủy thủ nên nó giống như
những hồi ức về cuộc sống xưa kia của ông trên những con tàu biển xô-
viết…
Và I. Lích-xta-nốp đã viết cuốn sách thứ hai của mình – “Cô-xchi-a Lùn”
khi tài năng sáng chói của mình đã đến độ chín mùi. Ở đây ta cảm thấy bàn
tay tin cậy của nhà văn, cảm thấy sự hiểu biết sâu sắc đa dạng về nền công
nghiệp hùng mạnh vùng U-ran của ông, sự hiểu biết con người đang điều