khiển nền công nghiệp ấy, cùng với sự quý trọng chân thành sâu sắc đối với
những con người đó.
Nhà văn yêu say đắm cả thiên nhiên U-ran, một thiên nhiên khắc nghiệt
mà tuyệt đẹp, đặc sắc. Nhiều lần ông đi xuyên qua những con đường mòn
trên núi và cảm thấy dường như ở phía dưới kia là những thung lũng ngập
ánh nắng lấp lánh ánh thép ánh ngọc của lòng đất xanh và ở giữa đó “một
con suối tóe ra những ánh vàng, và làn nước tràn qua đá như chiếc hồ con
lấp lánh bạc”.
Ông còn đi trên những mương sói bị bao phủ bởi “những lớp sương
mỏng treo lơ lửng trên rừng tai-ga đầy đầm lầy ngay cả vào những ngày gió
lộng”.
Ông còn biết cả đầm lầy với những lớp cây cỏ lâu năm mà những con
đường mòn xuyên qua tới những khu mỏ bỏ dở; ông nghe thấy trong rừng
rậm tai-ga ngột ngạt “tiếng reo ầm ì, chậm rãi mà kiêu kỳ của những cây
tùng bách…”.
Có thể là chính thiên nhiên khắc nghiệt và những khu mỏ cũ đã gợi ra
cho ông viết cuốn sách “Tảng đá xanh” – cuốn sách nói tới những kĩ sư xô-
viết khôi phục những khu mỏ cũ dở dang, bị phá hủy và những ông chủ cũ
của chúng ra sức làm hại và ngăn cản họ.
Truyện vừa này thật hấp dẫn. Cả chuyện như toát lên hơi thở của rừng
xanh tai-ga vùng U-ran, trong đó gìn giữ ánh hồi quang những kho tàng
dưới lòng đất U-ran.
U-ran đã để lộ ra những tài nguyên vô kể trước đôi mắt thán phục của
nhà văn. Và những vùng mỏ sắt vô tận, những khu mỏ đồng, “giống như
những công sự của người khổng lồ”, những khu mỏ lộ thiên to lớn, chứa
amiăng… Ông đã xuống khu mỏ của vùng than đá Ki-den, ông đã đi ở
những đường hầm như mê cung của vùng Nhi-giơ-nhi Ta-ghin, Nê-vi-an-
xcơ, các mỏ ở Tu-rin – nghĩa là ở khắp mọi nơi mà bàn tay con người khai
thác những tài nguyên ấy. Ông dõi theo cả lịch sử lao động của người thợ
mỏ.
Lích-xta-nốp đã kể lại đặc biệt hay về tài nguyên vùng U-ran, về con
người U-ran trong cuốn sách “Tên đầu tiên”. Cuốn sách đã khám phá ra