3. Ngày nay, ngoài email, fax, skype và điện thoại thì người ta còn sử
dụng nhiều công cụ liên lạc khác để trao đổi công việc với nhau. Trong đó
có tin nhắn Facebook, iMess... Và những công cụ giao tiếp đó có một đặc
điểm đáng ghét là sẽ báo "đã xem" khi người nhận đọc tin nhắn. Trong
quan hệ thông thường, "đã xem" nhưng không trả lời đã là hành vi gây ức
chế tột cùng. Vậy thử nhìn nhận trong quan hệ công việc, hành vi này gây
phẫn nộ cho đối phương đến thế nào? Nó thể hiện sự thiếu tôn trọng, thiếu
tập trung, thiếu nghiêm túc trong vấn đề đang trao đổi. Nó giết chết các mối
quan hệ và bít luôn các cơ hội hợp tác trong tương lai gần. Nếu bạn quá bận
hoặc việc đó cần nhiều thời gian suy nghĩ, hãy để lại tin nhắn cảm ơn và lời
hẹn phản hồi sau.
4. Đừng tính toán một cách chi li. Một cuối tuần nọ, tôi đi ăn ở một tiệm
sushi mà tôi chưa thử bao giờ. Mọi thứ đều ổn cho đến khi tôi hỏi xin một
chén nước sốt terayaki và được nhân viên hồi đáp là cái đó không thể cho
thêm được. Tôi tất nhiên tôn trọng quy tắc của nhà hàng nhưng thầm nghĩ
tại sao làm F&B phân khúc cao cấp lại đi tính toán với khách hàng đến
chén nước chấm? Với suy nghĩ cá nhân, có lẽ tôi sẽ lại trung thành với các
tiệm ăn cũ và không chọn ở tiệm này nữa. Có một lần khác, tôi lại đi ăn
bánh xèo cuốn rau ở một quán bình dân trong hẻm, quán này luôn rất đông.
Đọc một số review trên các website ăn uống thì một trong những điều thực
khách đánh giá cao ở quán đó là thái độ xởi lởi của chị chủ, ai xin thêm rau
chị cho luôn cả rổ dù rằng thời buổi rau đắt gần bằng thịt. Trong cuộc sống
hay công việc cũng thế, đừng chi li, người ta bảo xởi lởi trời cho, bạn đừng
xởi lởi đến mức để bản thân bị lợi dụng nhưng cũng đừng chi li đến mực
cọng tăm cũng tính toán thiệt hơn.
5. Khá nhiều nhân viên mà tôi phỏng vấn khi được hỏi về công việc cũ,
họ than phiền công việc đó quá vất vả, quá khó khăn, quá áp lực. Tôi hỏi:
"Vậy bạn muốn công ty thuê bạn về để làm gì thì bạn sẽ không than
phiền?"