Kể cả khi bạn biết rất rõ tỉ suất lợi nhuận hấp dẫn của một vài
cổ phiếu nào đó trong quá khứ, bạn sẽ dành bao nhiêu tiền đầu tư
vào danh mục cổ phiếu của bạn?
Theo cách nói khó hiểu của kinh tế học, đối với các loại cổ
phiếu được xem là vốn cổ phần thì khoản thu nhập chênh lệch
giữa trái phiếu và vốn cổ phần được gọi là “phần bù rủi ro vốn
cổ phần”. Trong khi trái phiếu được chính phủ bảo đảm ở một mức
lãi suất không đổi, cổ phiếu lại có lãi suất biến động và vì thế
chứa đựng nhiều rủi ro. Ví dụ, vào hôm 19/10/1987, các chỉ số cổ
phiếu trên khắp thế giới đồng loạt giảm đến 20% chỉ trong vòng
một ngày.
Thế các Econ sẽ quyết định danh mục đầu tư của họ như thế
nào? Họ sẽ đầu tư bao nhiêu vào cổ phiếu? Econ sẽ tiến hành
phân tích đánh giá thu nhập kỳ vọng cao nhất và rủi ro xấu nhất
trong mối liên hệ với kế hoạch hưu bổng của mình. Chẳng hạn, họ
có dám chấp nhận rủi ro mất 15% giá trị tài sản để đổi lấy khả
năng làm tăng thêm 25% hay không? Chẳng cần phải nói, nếu chỉ
đơn giản thế này thì Con người nào cũng quyết định được. Nhưng
đáng buồn thay, chúng ta dường như hơi rụt rè và thường xuyên
phạm hai sai lầm chết người. Sai lầm thứ nhất là chúng ta dễ bị
ả
nh hưởng bởi những biến động ngắn hạn; và thứ hai, các quyết
định của chúng ta không thoát được quy luật chung (hay quy luật số
đông). Hãy lần lượt xem xét các ví dụ minh họa cho từng sai lầm
nói trên.
Đừng đếm tiền khi canh bạc còn chưa kết thúc
Bạn có nhớ trong Chương 1, chúng tôi nói rằng Con người là một
sinh vật rất sợ bị mất mát. Mất một vật gì đó làm cho họ đau khổ
gấp đôi so với niềm vui khi họ có được vật đó. Hãy xem hành vi của