lớn cũng muốn làm điều đó. Các chương trình an sinh xã hội không
đơn thuần khuyến khích tiết kiệm, mà yêu cầu mọi người phải
tiết kiệm. Các quy định pháp luật về cấm phân biệt đối xử dựa
vào chủng tộc, giới tính và vùng miền là không thể từ bỏ. Nhân viên
không thể bị yêu cầu trao đổi quyền không bị xâm phạm tình dục
để nhận mức lương cao hơn. Những cấm đoán này không có một
chút tự do nào cả, nhưng có lẽ một vài trong số đó có thể được biện
hộ sau khi tham khảo các loại lỗi của Con người mà chúng ta vừa
khám phá nơi đây. Các nhà chủ nghĩa gia trưởng phi tự do có thể
muốn xây dựng những sáng kiến đó để phát huy hiệu quả cao hơn,
có lẽ áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và bảo vệ người tiêu
dùng.
Phần nhiều trong số các luận điểm này có sức hấp dẫn lớn,
nhưng chúng tôi cố không đi sâu hơn nữa vào con đường gia trưởng.
Đâu là cơ sở để chúng tôi cưỡng lại điều đó? Dù sao, chúng ta đã
biết rằng chi phí phát sinh từ chủ nghĩa gia trưởng tự do có thể
không bằng 0, vì thế sẽ là không thành thật nếu chúng ta nói
rằng chúng ta luôn phản đối một cách mạnh mẽ các quy định làm
tăng chi phí từ gần-như-bằng-0 thành chi phí ở mức khiêm tốn.
Hoặc cá nhân chúng ta không chống lại những quy định bắt buộc.
Nhưng quả thật là rắc rối khi phải quyết định dừng lại ở đâu, và
khi nào thì một cú hích được gọi là một cú đẩy mạnh. Khi các quan
điểm bắt buộc xen vào và các lựa chọn không có sẵn thì những tranh
cãi kiểu “con dốc trơn” có thể bắt đầu tỏ rõ giá trị, đặc biệt khi các
nhà thi hành luật làm mạnh tay. Chúng tôi đồng ý những cấm đoán
cứng nhắc có thể chấp nhận được trong một vài ngữ cảnh, nhưng
chúng làm xuất hiện những quyền lợi liên quan đặc biệt, và nói
chung, chúng tôi thích những can thiệp mang tính tự do cao hơn và ít
xâm phạm hơn.