thấy thế nào? Kích thước hai mặt bàn là giống hệt nhau. Hãy đo
lại, nếu bạn muốn, cho đến khi bạn hoàn toàn bị thuyết phục, bởi
đây là một ví dụ về việc “thấy mà không tin”. Khi Thaler đưa ra ví
dụ này cho Sunstein vào một bữa ăn trưa chỉ có hai người, Sunstein,
lúc đó có lẽ cũng có ý nghĩ giống bạn, đã vơ ngay một chiếc đũa để
đo!
Chúng ta có thể kết luận gì qua bài trắc nghiệm này? Nếu bạn
“thấy” bàn bên trái dài hơn và hẹp hơn bàn bên phải, bạn chắc
chắn là một người bình thường. Bạn không có gì sai cả (vâng, ngoại
trừ điều chúng ta vừa khám phá ở trên). Tuy nhiên, phán đoán của
bạn rõ ràng đầy định kiến, nhưng có thể hiểu được. Không ai nói
rằng bàn bên phải hẹp hơn cả! Không những bạn đã nhận định sai,
mà bạn còn tự tin nói rằng mình đúng. Nếu muốn, bạn có thể
kiểm chứng điều này với những người bình thường khác, hoặc thậm
chí lấy ví dụ này ra mà cá cược với những người có máu cờ bạc trong
một quán rượu nào đó.
Hình 1.2 – Mặt bàn (phỏng theo Shepard, 1990)
Bây giờ bạn hãy nhìn vào Hình 1.2. Hai hình này giống hay khác
nhau? Một lần nữa, nếu bạn là người bình thường và có thị lực bình
thường, bạn sẽ nói hai hình này giống nhau như hai giọt nước. Thực
ra chúng là hai mặt bàn được lấy ra từ Hình 1.1. Chính những cái
chân bàn và cách đặt bàn làm cho chúng ta có cảm giác hai mặt bàn