CÚ HÍCH - Trang 23

khác nhau. Như vậy, việc bỏ bớt những chi tiết “đánh lừa” thị giác sẽ
mang lại ước đoán chính xác cho chúng ta.

Hai hình này cho thấy sự thấu hiểu sâu sắc mà các nhà kinh

tế học hành vi vay mượn từ các nhà tâm lý học. Thông thường, đầu
óc con người hoạt động rất hiệu quả. Chúng ta có thể nhận ra những
người quen sau nhiều năm không gặp, hiểu được những cung bậc
phức tạp của ngôn ngữ và nhắm mắt chạy một mạch xuống cầu
thang mà không bị ngã. Vài người trong chúng ta có thể nói 12 thứ
tiếng, cải thiện công suất làm việc của một chiếc máy vi tính hay
thậm chí phát minh ra cả thuyết tương đối!

Tuy nhiên, ngay cả Einstein có lẽ cũng bị đánh lừa bởi hai cái bàn

này. Điều đó không có nghĩa là đầu óc chúng ta đang gặp trục trặc,
mà chỉ cho thấy sự hiểu biết của chúng ta về hành vi con người có
thể được cải thiện qua sự đánh giá đúng việc họ thường phạm sai lầm
một cách hệ thống.

Để có được nhận thức đó, chúng ta cần có những hiểu biết cơ

bản về một vài khía cạnh tư duy. Chính sự hiểu biết về cơ chế
nhận thức hình ảnh của não bộ đã giúp Roger Shepard, một nhà tâm
lý học và họa sĩ, vẽ ra những cái bàn đánh lừa thị giác nói trên. Ông có
thể vẽ những thứ làm cho đầu óc chúng ta lẫn lộn. Vì vậy, hiểu biết
về hệ thống nhận thức cho phép người khác khai thác những định
kiến mang nặng tính hệ thống trong cách nghĩ của chúng ta.

Tư duy con người: Hai hệ thống khác nhau

Các cơ chế vận hành của não bộ không hơn sự ngớ ngẩn chút nào

cả. Tại sao có lúc chúng ta thực hiện một nhiệm vụ vô cùng khó khăn
một cách hết sức tài tình, trong khi lúc khác đầu óc chúng ta lại quá
tăm tối đến mụ mẫm? Sau khi bị điếc, Beethoven từng viết Bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.