Như thường lệ, các nhà kinh tế học lại đưa ra một giải pháp đơn giản. Đó là
cho phép mọi người được trao đổi tạng và công nhận thị trường nội tạng.
Mặc dù ý tưởng này có giá trị, nhưng nói chung không được tán thành vì
vấp phải vấn đề đạo đức.
Slippery slope : 'Con dốc trơn' là một thuật ngụy biện trong tâm lý học, đại
ý là nếu bạn chấp nhận hành động này thì sẽ phải chấp nhận cả chuỗi hành
động hay những hệ quả kéo theo nó.
Bàn tay vô hình (invisible hand) là một học thuyết kinh tế do nhà kinh tế
học nổi tiếng Adam Smith (1723-1790) đưa ra vào năm 1776. Trong tác
phẩm vĩ đại Bàn về tài sản quốc gia (Inquiry into the Nature and Causes of
the Wealth of Nations) và những bài viết khác, Smith đã tuyên bố rằng
trong nền kinh tế thị trường tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm
và xu hướng lợi ích riêng cho bản thân, và chính các hành động của những
cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn
cộng đồng thông qua một “bàn tay vô hình”. Ông biện luận rằng mỗi cá
nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng
đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ các lợi ích của từng cá nhân lại.
Dynamic inconsistency
Camerer và cộng sự (2003) gọi là “chủ nghĩa gia trưởng bất xứng”
(“assymetric paternalism”), được họ xem là các bước hỗ trợ cho những
người ít gây phức tạp nhất trong khi hạn chế tối thiểu tác hại lên những
người khác. Quy tắc vàng của chúng tôi chính là tinh thần được rút ra từ
định nghĩa của họ.
Có sự hài hước sâu xa ở đây. Nhiều nhà kinh tế học phản bác các thí
nghiệm tâm lý học trên cơ sở rằng các thí nghiệm đó chỉ đúng với những gì
có “quyền lợi kinh tế thấp” và người ta thường không có cơ hội thỏa đáng
để học hỏi. Họ tranh luận rằng nếu quyền lợi được nâng lên và các đối
tượng nghiên cứu được phép làm thử, khi đó người ta sẽ lựa chọn và quyết
định đúng. Có ít nhất hai vấn đề nảy sinh từ luận cứ này. Thứ nhất, có rất ít
bằng chứng cho thấy việc thử đó sẽ cải thiện khi quyền lợi tăng lên. Trong
lần thử đầu tiên, quyền lợi hầu như không liên quan gì nhiều đến lựa chọn
(xem Camerer và Hogarth, 1999). Thứ hai, và điều này quan trọng hơn,