sắc này, vốn được phát triển từ hàng chục năm trước bởi hai nhà
tâm lý học người Israel, Amos Tversky và Daniel Kahneman, đã làm
thay đổi cách thức mà các nhà tâm lý học (và sau đó là các nhà kinh
tế học) nghĩ về tư duy con người. Công trình nguyên gốc của họ
xác định ba phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách kiểm
chứng hay dùng Quy tắc ngón tay cái – đó là ước định, sự sẵn có và
tính đại diện – cùng với những định kiến có liên quan đến từng
phương pháp. Nghiên cứu của họ được biết đến với tên gọi là
“Heuristics
và định kiến”, được sử dụng để tìm hiểu về hoạt động
phán đoán của chúng ta. Gần đây, các nhà tâm lý học bắt đầu hiểu
ra rằng phương pháp giải quyết vấn đề bằng kiểm chứng và
định kiến này làm lộ rõ sự tác động qua lại giữa tư duy trực giác và tư
duy phản xạ.
Ước định
Giả sử có người bảo bạn đoán xem dân số của Milwaukee, một
thành phố nằm cách Chicago hai giờ đi xe về phía Bắc, bạn sẽ trả
lời ra sao? Không ai trong chúng ta biết chính xác mọi thứ về
Milwaukee, nhưng chúng ta biết rằng đó là thành phố lớn nhất
bang Wisconsin. Vậy chúng ta sẽ đoán thế nào? Vâng, trước tiên
chúng ta đi từ những gì chúng ta đã biết, giả sử chúng ta biết dân
số của Chicago gần 3 triệu người. Thế là chúng ta nghĩ theo cách
này: Milwaukee là một thành phố lớn, nhưng không lớn bằng
Chicago, ừmmm, vậy dân số của nó có lẽ chỉ bằng 1/3 Chicago, tức
khoảng 1 triệu người. Nào, bây giờ hãy xem một người đến từ Green
Bay, Wisconsin, nói gì khi được hỏi câu hỏi tương tự. Cô ấy không
biết con số là bao nhiêu, nhưng cô ấy biết Green Bay có khoảng
100.000 dân và Milwaukee lớn hơn Green Bay, vậy có lẽ dân số của
Milwaukee đông gấp ba lần, tức là khoảng 300.000 người.