Quá trình này gọi là “Ước định và điều chỉnh”. Bạn bắt đầu
bằng một ước lượng, từ một con số mà bạn đã biết, sau đó điều
chỉnh dần cho tới khi bạn cho là hợp lý. Bạn chấp nhận một kết
quả áng chừng. Định kiến xảy ra khi các điều chỉnh của bạn không
mang lại một đáp án đúng. Các thí nghiệm liên tục chỉ ra rằng trong
những tình huống như trong ví dụ trên, những người đến từ
Chicago thường đưa ra con số cao hơn (do họ có ước định cao), trong
khi những người đến từ Green Bay lại đưa ra con số thấp hơn (do
họ có ước định thấp). Trên thực tế, Milwaukee có khoảng 580.000
dân.
Thậm chí những ước định hoàn toàn không ăn nhập gì cũng len lỏi
vào quá trình ra quyết định của chúng ta. Hãy thử chính bạn xem
sao. Hãy lấy ba con số cuối trong số điện thoại của bạn và cộng
vào 200 rồi viết kết quả ra giấy. Bây giờ, bạn nghĩ Thiền Vu
Attila tàn phá châu Âu năm nào? Trước hay sau năm đó? Con số ước
định chính xác nhất của bạn là gì? (Gợi ý: năm đó thuộc Công
nguyên). Thậm chí, nếu bạn không biết nhiều về lịch sử châu Âu,
bạn cũng thừa biết Attila làm gì, khi nào và ngày tháng năm đó
chẳng có quan hệ gì với con số điện thoại của bạn. Vậy mà, khi chúng
tôi thực hiện phép thử này, các sinh viên đưa ra những con số chênh
lệch nhau tới hơn 300 năm! (Câu trả lời đúng là năm 411).
Ướ
c định còn tác động đến cả cuộc sống của bạn. Trong một thí
nghiệm khác, các sinh viên phải trả lời hai câu hỏi: (a) Bạn có hạnh
phúc không? (b) Bạn có thường xuyên hẹn hò không? Khi hai câu hỏi
này được đưa ra theo thứ tự trên, mối tương quan giữa chúng nói
chung là khá thấp (0,11). Nhưng khi đảo ngược vị trí, đặt câu hỏi hẹn
hò lên đầu và sau đó là câu hỏi hạnh phúc, mối tương quan cao hơn
nhiều (0,62). Rõ ràng là, khi bất ngờ được hỏi về chuyện hẹn hò,
sinh viên thường sử dụng cái mà chúng ta có thể gọi là “phép thử hẹn
hò” để trả lời câu hỏi sau đó về hạnh phúc. “Này, tôi không nhớ lần