làm gì để đề phòng những hiểm họa đó trong cuộc sống thường
nhật của bạn?
Để trả lời những câu hỏi loại này, đa phần mọi người sẽ sử dụng
những ước định có sẵn theo kinh nghiệm của họ. Họ đánh giá khả
năng xảy ra các rủi ro bằng cách tự hỏi những ước đoán xuất hiện
trong đầu họ nhanh như thế nào. Nếu họ có thể dễ dàng nghĩ ra
các phỏng đoán đó, họ không lo sợ gì cả. Ngược lại, nếu họ không có
khái niệm gì, họ sẽ rất hoang mang. Một rủi ro quen thuộc, chẳng
hạn có liên quan đến hậu quả của vụ tấn công khủng bố 11/9, sẽ
được nhìn nhận nghiêm túc hơn so với một rủi ro chưa từng xảy ra
lần nào, như những hậu quả liên quan đến việc tắm nắng hay
một mùa hè nóng kỷ lục. Hành động giết người thường thấy hơn
hành động tự tử, vì thế mà người ta tin (một cách sai lầm) rằng
số người chết vì bị giết nhiều hơn số người tự tử.
Tính dễ tiếp cận và sự nổi bật có mối liên hệ rất gần với tính
có sẵn, và cũng rất quan trọng. Nếu bạn đã từng trải qua một trận
động đất, chắc chắn bạn tin rằng nó kinh khủng hơn nhiều so
với những gì báo chí thường miêu tả. Vì thế, những nguyên do sống
động và dễ để lại hình ảnh sâu đậm trong tâm trí bạn về cái chết
(chẳng hạn như lốc xoáy) thường đưa bạn đến những ước định
phóng đại về khả năng có thể xảy ra, còn những nguyên nhân ít để lại
ấn tượng (như bị lên cơn hen suyễn) thường nhận được những ước
định thấp, mặc dù chúng xảy ra rất thường xuyên (gấp 20 lần so
với lốc xoáy). Vì thế, những sự kiện mới xảy ra thường tác động lên
hành vi và nỗi sợ hãi của chúng ta mạnh hơn so với những sự kiện xưa
cũ. Trong tất cả các ví dụ trên, tư duy trực giác rất chú trọng đến
rủi ro mà không cần phải tham chiếu bất cứ bảng thống kê dày
đặc những con số tẻ nhạt nào.
Phương pháp tự khám phá qua cái có sẵn giải thích hành vi đề
phòng rủi ro trong cả quyết định của cá nhân lẫn tổ chức. Việc chúng