khoản một số tiền nhất định (10 đô-la chẳng hạn) và không được
rút ra trong suốt 12 tháng sau đó. Lãi suất cho khoản tiền gửi này
gần như là 0%. Cho đến kỳ Giáng sinh năm sau và ngay trước kỳ
mua sắm Giáng sinh và năm mới, toàn bộ số tiền trên sẽ được rút
ra.
Hãy nghĩ về Câu lạc bộ Giáng sinh theo quan điểm kinh tế học.
Đó là một tài khoản không có tính thanh khoản (bạn không thể rút
tiền của mình trong vòng một năm), chi phí nghiệp vụ cao (bạn phải
ký quỹ tiền vào tài khoản hàng tuần), và hầu như không có lợi
nhuận gì (lãi suất gần bằng 0). Rõ ràng xét trên phương diện kinh
tế, một định chế như vậy khó mà tồn tại, nhưng thực tế các Câu
lạc bộ Giáng sinh được hình thành khắp mọi nơi trên đất Mỹ và
hàng tỉ đô-la đã được huy động theo phương thức trên. Nếu nhận ra
rằng chúng ta đang nói về Con người, chứ không phải về Econ, thì
không khó để giải thích hiện tượng nở rộ của các Câu lạc bộ Giáng
sinh. Các gia đình thiếu hụt tiền bạc để chi tiêu trong mùa Giáng
sinh sẽ có cách giải quyết vấn đề trong năm tới bằng cách cam
kết gia nhập một Câu lạc bộ Giáng sinh địa phương. Sự bất tiện
trong việc nộp tiền hàng tuần vào tài khoản và khoản lỗ do phải
chịu lãi suất gần bằng 0 thực ra không đáng kể so với sự chắc
chắn có được một khoản tiền lớn để mua sắm trong mùa Giáng
sinh năm sau. Ở đây, việc không được rút tiền trong năm chính là
điểm mấu chốt của biện pháp này. Thực ra, các Câu lạc bộ Giáng
sinh, xét trên nhiều khía cạnh, là bản sao của người lớn từ những chú
heo đất tiết kiệm của trẻ con, nhưng được thiết kế sao cho việc bỏ
tiền vào dễ hơn rút tiền ra.
Trong khi các Câu lạc bộ Giáng sinh vẫn đang tồn tại thì sự ra đời
của thẻ tín dụng làm cho định chế xưa cũ này trở nên không còn
cần thiết nữa đối với hầu hết các gia đình. Vì chuyện mua sắm
cuối năm ngày nay có thể được các nhà tín dụng tài trợ nên họ không