bình có hơn 5.000 đô-la tài sản có tính thanh khoản cao (thường
nằm trong các tài khoản tiết kiệm có mức thu nhập dưới 5% một
năm) và gần 3.000 đô-la số dư trong thẻ tín dụng (phải chịu lãi
suất ít nhất 18% một năm). Sử dụng tiền tiết kiệm để trả những
khoản nợ từ thẻ tín dụng được các nhà kinh tế học gọi là “cơ hội
chứng khoán”, tức là mua giá thấp và bán giá cao, nhưng hầu hết
các gia đình đều quên tận dụng cơ hội này.
Dù vậy, ngay đối với các Câu lạc bộ Giáng sinh, hành vi này
không đến nỗi ngốc nghếch như mọi người có thể nghĩ. Nhiều
người chỉ vay mượn trong giới hạn mà họ tự đặt ra đối với thẻ tín
dụng của mình. Rằng nếu họ trả hết các khoản nợ trên thẻ tín
dụng bằng tiền tiết kiệm, sớm muộn họ sẽ lại chi tiêu đụng trần
hạn mức tín dụng. (Các công ty cung cấp tín dụng hiểu rất rõ điều
này và họ thường nâng mức tín dụng cho những khách hàng thường
chi xài vượt hạn mức, miễn là họ không lỡ hẹn thanh toán tiền lãi
hàng tháng). Vì thế, giữ tiền trong những tài khoản riêng biệt là
một biện pháp tự kiểm soát chi tiêu tốn kém, cũng như các Câu lạc
bộ Giáng sinh vậy.
Tất nhiên, nhiều người trong chúng ta không túng thiếu đến
mức không có khả năng dành dụm. Vài người thực sự gặp rắc rối
trong vấn đề chi tiêu và ở vào những tình thế trầm trọng, chúng
ta gọi họ là những kẻ khốn quẫn, nhưng ngay cả những người bình
thường cũng nhận ra rằng họ không đủ cứng rắn để nói “không”
trước những cám dỗ. Dennis, một người bạn của chúng tôi, có một
cách rất hay để đối phó với rắc rối này. Khi Dennis bước vào tuổi
65, ông bắt đầu để dành các khoản chi trả từ quỹ an sinh xã hội, dù
cả hai vợ chồng ông đều còn làm việc toàn thời gian. Vì là một
người tiết kiệm triệt để qua nhiều năm (một phần công ty của ông
có chính sách hưu bổng tốt), Dennis muốn sau này ông có thể tự do
làm điều mình thích (nhất là đi du lịch châu Âu và thưởng thức