của ngựa hay bò mà sức khỏe, sức lực cũng như tính khí của chúng nhiều
khi thay đổi tùy theo các trường hợp khác nhau. Các vật liệu mà người
nông dân dùng cũng hay thay đổi, cho nên người nông dân phải điều hành
với sự suy nghĩ và phán đoán thận trọng nhiều hơn. Người thợ cày, mặc dù
vẫn bị coi là ngốc nghếch đần độn, nhưng ít khi bị sai lầm trong sự phán
đoán và cách làm ăn thận trọng của họ. Thực vậy, người thợ cày ruộng
không quen với cách ứng xử và giao thiệp xã hội lịch lãm như người thợ
máy sống ở thành thị. Cách nói và ngôn ngữ của anh ta còn vụng về, thô lỗ,
và những người không nghe quen còn cảm thấy khó hiểu nữa là đằng khác.
Người thợ cày rất quen xem xét nhiều đối tượng khác nhau, cho nên họ
thường có sự hiểu biết cao hơn những người mà từ sáng đến tối chỉ chú
trọng vào một vài thao tác rất đơn giản.
Sự hiểu biết nhiều hơn của người thợ cày so với người thợ cơ khí là
một điều khá rõ ràng đối với bất kỳ ai đã có dịp trò chuyện với cả hai loại
người này vì công việc hay vì tính tò mò muốn tìm hiểu họ. Ở Trung Quốc
và Indostan, về mặt tiền công và cấp bậc nghề nghiệp, người lao động ở
nông thôn được mọi người đánh giá cao hơn phần lớn các thợ thủ công và
thợ chế tạo ở thành thị. Những người lao động ở nông thôn chắc chắn là sẽ
như vậy ở bất kỳ nơi nào, nếu các luật lệ về phường hội và tinh thần
phường hội không ngăn cản họ.
Tính hơn hẳn của nền công nghiệp ở các thành thị tại các nước Châu
Âu so với các ngành nghề ở nông thôn không phải tất cả là do sự thành lập
các phường hội và việc đặt ra các quy tắc có liên quan đến các tổ chức đó.
Còn có nhiều quy tắc, điều lệ khác hỗ trợ cho tính hơn hẳn nói trên. Thuế
khá cao đánh vào các hãng sản xuất mà những người buôn bán nhập từ
nước ngoài cũng nhằm vào mục đích đó. Các luật lệ về phường hội cho
phép các cư dân ở thành thị nâng giá mà không sợ hàng hóa bán ra không
chạy do sự cạnh tranh tự do của những người ở nông thôn. Lại còn có
những quy định khác nữa bảo vệ thị dân chống lại sự cạnh tranh của người
nước ngoài. Giá cả tăng lên như vậy cuối cùng đè nặng lên các điền chủ,
chủ trại và người lao động ở nông thôn, và họ phải gánh chịu mọi hậu quả
mà rất ít người dám kêu ca, chống đối các loại độc quyền đó. Họ thông