nhuận cũng tăng, điều đó khuyến khích nhiều người quay sang sản xuất mặt
hàng được giá này, và như thế gây ra cạnh tranh nhiều hơn và lại làm cho
giá cả hạ xuống. Mặt khác, khi giá cả thấp hơn giá tự nhiên, nó sẽ không
thể bù đắp được chi phí sản xuất, và tất yếu dẫn đến việc giảm tiền lương
và lợi nhuận hoặc giảm tiền thuê nhà, đất. Việc đó sẽ làm cho công nhân,
chủ nhà máy hoặc chủ nhà đất phải chuyển sang tìm kiếm một nguồn thu
nhập khác, do đó giảm mức cung cấp hàng hóa và nâng giá trở lại mức giá
tự nhiên.
Smith không chỉ giản đơn vạch ra logic về mặt lý thuyết. Nội dung
cuốn sách của ông cho thấy là ông mất nhiều thời gian và công sức để so
sánh giá thực tế của ngũ cốc, bánh mỳ và thịt ở những thời điểm và địa
điểm khác nhau và để tìm mối quan hệ giữa giá các mặt hàng đó với tiền
lương. Đặc biệt ông so sánh nền kinh tế của các nước phát triển nhanh như
Anh và Mỹ với nền kinh tế tỉnh như Trung Quốc và với nền kinh tế suy
thoái của Bengal. Công nhân trong một nền kinh tế đang phát triển có điều
kiện và thế mạnh hơn để thương lượng với giới chủ và được hưởng tiền
lương cao hơn. Smith thấy kết quả là kinh tế thịnh vượng hơn và nói chung
sự tăng trưởng kinh tế tự nó nuôi nó và làm tăng thêm của cải của đất nước.
Một sự kết hợp tương tự giữa lý thuyết với sự chú ý tới thực tế được
thể hiện trong lý thuyết của Smith về phân phối, nghĩa là phương thức theo
đó tiền thu được từ việc bán hàng hóa được phân phối dưới dạng thành tiền
lương, lợi nhuận và tiền thuê nhà, đất. Smith cho thấy rằng cung và cầu chỉ
là một phần của lý thuyết này. Còn có những yếu tố quyết định khác, và
chúng đều khác nhau đối với ba yếu tố nói trên. Phải nói rằng sự phân tích
của Smith về xác định tiền lương là rất đáng quan tâm hơn cả. Ở một mức
độ nào đó, ông dựa vào quan điểm lý luận của ông về sự cân bằng giữa
khối lượng công việc được giao và mức thù lao bằng tiền lương, và ông đã
bị quan điểm này chi phối tới mức ông đưa ra ý kiến là mức độ hạnh phúc
ít nhiều đều như nhau trong mọi công việc, vì tiền lương trả cao đặc biệt
phải được trả giá bằng những rủi ro cực kỳ lớn hoặc quá trình đạo tạo cực
kỳ lâu. Mặt khác, ông rất chú ý tới thực tế khi ông nêu ra năm căn cứ để
biện minh cho các tỷ suất tiền lương. Lợi nhuận giống tiền lương ở chỗ