CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC - Trang 33

sản xuất, và thật ra cũng không cần phải như vậy. Smith đã không đồng ý
với những người theo phái trọng nông là chỉ có nông nghiệp mới có khả
năng sinh lợi, nhưng ông công nhận là những người hoạt động trong các
ngành dịch vụ, kể cả các nghề tự do, đều là phi sản xuất, không sinh lợi
nhưng họ lại rất cần thiết cho xã hội. Nền sản xuất chỉ có thể tăng tiến tiến
nếu có thêm nhiều người tham gia vào công việc sản xuất sinh lợi hoặc tìm
cách nâng cao hiệu suất của công nhân bằng việc sử dụng máy móc tốt hơn,
có năng suất cao hơn. Các phương pháp này đòi hỏi phải có thêm vốn để trả
lương cho những công nhân mới tuyển hoặc mua thêm máy móc mới. Càng
cần nhiều vốn thì càng phải tiết kiệm, giảm các món chỉ chưa thật cần thiết
trước mắt và dùng số tiền để dành đó vào các mục đích mở rộng sản xuất.
Quá trình này có tính chất lũy tích. Sản xuất được mở rộng thêm không
những trang trải mọi chi phí cho nó, mà còn tạo ra thặng dư và cứ như thế
lại giúp vào việc thúc đẩy tiết kiệm và tăng gia sản xuất trong tương lai. Đó
là cách làm cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

Bức tranh chi tiết về sự vận động của nền kinh tế quốc dân được mô tả

ở quyển I và quyển II trong Của cải của các dân tộc. Quyển III trình bày
một cách ngắn ngọn lịch sử kinh tế trong đó có nói đến quan hệ giữa thành
thị và nông thôn và những đóng góp của hai khu vực này cho sự tiến bộ
kinh tế. Sau đó là quyển IV trong đó Smith xem xét các mặt ưu, khuyết của
hai hệ thống loại trừ nhau trong kinh tế học chính trị, đó là “hệ thống trọng
thương” ủng hộ thành thị (giới công thương nghiệp) và coi nhẹ nông thôn,
và “hệ thống trọng nông” (kể cả những người theo phái trọng nông) coi
nặng nông thôn và coi nhẹ thành thị. Thực ra, phần lớn sách này có liên
quan đến hệ thống trọng thương và điểm chính của sách nói về tự do buôn
bán. Chương cuối cùng phê phán một cách có lý luận việc nhấn mạnh quá
đáng tới nông nghiệp, trong khi đó vẫn bày tỏ sự tán đồng với những người
theo phái trọng nông đã chống lại mọi sự hạn chế của chính phủ đối với
việc mở mang nông nghiệp. Hệ thống trọng nông tuy có rất nhiều điểm
chưa hoàn hảo những vẫn là một điều rất gần với chân lý đã được công
nhận trong kinh tế học chính trị. Nhưng mục đích thực sự của Smith trong
quyển IV là phê phán chủ nghĩa trọng thương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.