giá rẻ đến nơi được bán với giá đắt, từ vùng mà chúng có khá dồi dào đến
nơi khan hiếm để đáp ứng nhu cầu thực tế. Ví dụ, nếu Anh có nhu cầu tiêu
dùng một số lượng vàng tăng thêm, một tàu chở hàng từ Lisbon hay từ bất
kỳ nơi nào khác, mà số vàng đó cần được mua, có thể vận chuyển 50 tấn
vàng để nước Anh có thể đúc ngay thành 5 triệu đồng guinea (tiền vàng của
nước Anh xưa, giá trị tương đương 21 shilling). Nhưng nếu có một nhu cầu
thực tế đối với thóc lúa cũng với giá trị tương đương, thì để có thể nhập
một số lượng lương thực lớn như thế, một triệu tấn thóc lúa, với giá 5
guinea một tấn phải được chuyên chở bằng tàu thủy hay phải cần tới 1000
chiếc tàu có trọng tải 1000 tấn. Đội thương thuyền của Anh không đủ để
làm việc đó.
Khi số lượng vàng bạc nhập vào bất kỳ nước nào quá nhiều, vượt quá
nhu cầu thực tế ở nước đó thì dù chính phủ có biện pháp ngăn chặn, số
vàng bạc thặng dư chắc chắn sẽ được xuất khẩu ngay. Tất cả mọi luật pháp
dã man, tàn bạo của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng không thể giữ vàng
bạc nằm lại trong nước. Từ Peru và Brazil vàng bạc được nhập vào thường
xuyên, do đó vượt nhu cầu tiêu dùng thực tế ở hai nước đó. Giá các kim
loại này hạ thấp hơn so với các nước láng giềng. Nếu, ngược lại, tại bất kỳ
nước nào, số lượng vàng bạc không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế trong nước,
chính phủ chẳng cần phải nhập các kim loại đó nếu muốn cho giá vàng bạc
ở nước mình cao hơn giá ở các nước láng giềng. Nhưng nếu chính phủ đó
có muốn ngăn cản việc nhập khẩu vàng bạc, họ cũng chẳng có khả năng
làm được điều đó. Tất cả mọi luật lệ bạo ngược về thuế quan cũng không
thể nào ngăn được việc nhập chè của các công ty Đông Ấn thuộc Hà Lan và
Gothenburg vì các loại chè nhập này bán rẻ hơn so với giá chè của công ty
Anh. Thế nhưng, một pound chè có dung tích gấp 100 lần lượng bạc được
trả cho loại chè cao giá nhất, tức là 16 shilling tiền bạc; một pound chè lại
2000 lần lớn hơn dung tích lượng vàng được trả cho nó, cho nên buôn lậu
chè rất khó khăn.
Chính một phần do vàng bạc dễ dàng vận chuyển từ nơi có nhiều đến
nơi có ít mà ở đó có nhu cầu lớn hơn, cho nên giá các kim loại đó không
lên xuống thường xuyên như phần lớn giá cả các loại hàng hóa khác mà do