Chương VI
HIỆP ƯỚC THƯƠNG MẠI
K
hi một quốc gia bị ràng buộc bởi một hiệp ước mà qua đó cho phép một
số mặt hàng của một nước ngoài nhập vào trong nước, trong khi đó lại cấm
các nước khác không được nhập các mặt hàng đó, hoặc miễn thuế một số
mặt hàng cho một nước nào đó mà lại không miễn thuế cho các nước khác
khi nhập các mặt hàng tương tự, thì quốc gia có mậu dịch thuận lợi như vậy
hoặc ít nhất các nhà buôn và các nhà sản xuất công nghiệp của nước này
chắc đã được hưởng một lợi thế lớn từ hiệp ước đã được ký kết đó. Các nhà
buôn và các nhà sản xuất đó được hưởng một loại độc quyền ở trong một
nước rất rộng lượng đối với họ.
Quốc gia đó trở thành một thị trường rộng lớn và thuận lợi cho các
mặt hàng hóa của họ: rộng lớn vì các hàng hóa từ các nước khác đều bị cấm
không được nhập hoặc được nhập nhưng phải chịu các loại thuế rất nặng,
và như thế này tiêu thụ được một số lượng lớn hàng hóa của mình. Còn
thuận lợi là vì các nhà buôn và các nhà sản xuất ở quốc gia được ưu ái còn
có lợi thế trong việc bán hàng của họ vì họ hầu như độc quyền, nên có thể
bán hàng với giá cao hơn giá tự do cạnh tranh với các nước khác.
Những loại hiệp ước như thế mặc dầu có thể rất có lợi cho các nhà
buôn và các nhà sản xuất ở quốc gia được ưu đãi, tất nhiên là bất lợi cho
các nhà buôn và nhà sản xuất của quốc gia tạo ưu đãi cho một nước khác.
Họ phải mua hàng nước ngoài mà họ cần với giá cao hơn là giá có thể chấp
nhận khi có cạnh tranh. Phần sản phẩm của chính nước đó làm ra và được
dùng để mua hàng ngoại tất phải bán rẻ hơn vì khi hai vật được đem ra trao
đổi, sự rẻ của vật này tất yếu là hậu quả của sự đắt của vật kia. Giá trị trao
đổi các sản phẩm hàng năm của quốc gia đó có thể bị giảm dần theo mỗi
hiệp ước như vậy. Sự giảm sút này tuy thế khó có thể gây nên một sự thua
lỗ thật sự mà chỉ là sự giảm bớt số tiền lời kiếm được mà thôi. Mặc dù bán