PHẦN I
LÝ DO VÀ ĐỘNG CƠ THIẾT LẬP CÁC THUỘC
ĐỊA MỚI
L
ợi ích đầu tiên trong việc thiết lập các thuộc địa của Châu Âu ở Châu Mỹ
và vùng Tây Ấn không phải hoàn toàn đơn giản và rõ ràng như lợi ích của
Hy Lạp và La Mã cổ xưa trong việc chiếm cứ các thuộc địa.
Tất cả các nhà nước của Hy Lạp cổ xưa thường chỉ có mỗi nước một
vùng lãnh thổ rất nhỏ, và khi dân chúng đã sinh sôi nẩy nở quá đông không
thể cùng chung sống trên mảnh đất của họ nữa, thì một phần trong số dân
chúng đó được gửi tới các vùng xa xôi, hẻo lánh nào đó để xây dựng cơ đồ
mới.
Lúc đó xung quanh vùng đất đai mà dân chúng đang sinh sống thường
có những bộ lạc láng giềng rất hiếu chiến, những người này chẳng dễ dàng
gì để cho số dân chúng đó bành trướng ra khỏi đất nước của mình. Các
thuộc địa của dân tộc Dorian chủ yếu nằm trong các vùng đất thuộc nước Ý
và đảo Sicily. Vào những thời kỳ trước khi thành lập đế quốc La Mã, các
vùng này là nơi cư trú của các bộ lạc mọi rợ và hung dữ, đó là bộ lạc
Ionians và Aeolians. Họ là hai bộ lạc lớn khác của người Hy Lạp ở vùng
Tiểu Á và các đảo nằm trên biển Aegean. Vào thời đó, các bộ lạc đó cũng
đang ở trong tình trạng giống như dân chúng sinh sống ở Sicily và ở Ý.
Thành phố mẹ thường coi thuộc địa như mọi sự giúp đỡ cần thiết, và ban
cho nó mọi ân huệ cũng như mọi sự giúp đỡ cần thiết, và thành phố mẹ
cũng nhận được lòng kính yêu và sự biết ơn của thuộc địa. Đối với vùng
đất xa xôi này thành phố mẹ không tìm cách áp đặt quyền lực và không coi
nó nằm trong phạm vi quyền hạn của mình. Thuộc địa thành lập một hình
thức chính phủ của chính mình, ban hành các luật pháp, cử các vị thẩm
phán và tuyên bố chiến tranh hay hòa bình với các dân tộc láng giềng với tư
cách là một nhà nước độc lập không cần phải đợi sự chuẩn y hay đồng ý