mới thuộc loại này hay loại khác đã được sử dụng vào việc trao đổi với các
hàng hóa công nghiệp dư thừa.
Một thị trường rộng lớn được mở ra để tiêu thụ các sản phẩm dư thừa,
do đó làm tăng giá trị của chúng và khuyến khích công nghiệp phát triển
hơn nữa. Số lượng lớn sản phẩm dư thừa tại các thuộc địa thuộc Châu Mỹ
đã được đưa vào buôn bán ở Châu Âu và trải qua nhiều lần quay vòng
trong một năm đã làm tăng một số lượng hàng hóa tương đương được đưa
vào vòng lưu thông ở Châu Mỹ. Mỗi nước tất nhiên nhận được phần hàng
hóa sản phẩm ngày một nhiều hơn trước, do đó tăng mức hưởng thụ của họ
và đẩy mạnh thêm nền sản xuất công nghiệp.
Nước mẹ của các thuộc địa ở Châu Mỹ lại nắm độc quyền buôn bán,
trao đổi với các thuộc địa của mình, việc đó tất nhiên làm giảm hoặc ít nhất
là giữ ở mức thấp sự hưởng thụ của nhân dân và kìm hãm sự phát triển
công nghiệp tại các nước đó nói chung và ở chính các thuộc địa của họ ở
Châu Mỹ nói riêng. Đó là một gánh nặng kìm giữ các nguồn máy sản xuất
kinh doanh của nhân loại. Bằng cách làm cho các sản phẩm của thuộc địa
bán với giá đắt hơn ở các nước khác, độc quyền buôn bán này làm giảm
mức tiêu thụ dùng các sản phẩm đó và do đó kìm hãm nền công nghiệp
phát triển tại thuộc địa cũng như tại các nước khác. Dân chúng buộc phải
hưởng thụ ít hơn vì họ phải trả giá đắt cho những vật dụng họ tiêu dùng, và
hơn nữa, họ còn buộc phải sản xuất ít hơn vì họ kiếm được rất ít lợi nhuận
từ các sản phẩm họ làm ra. Bằng cách làm cho giá các sản phẩm của các
nước bán tại thuộc địa với giá đắt hơn, độc quyền đó cũng vì lẽ trên kìm
hãm sự phát triển công nghiệp tại các nước đó, và đồng thời cũng làm giảm
mức hưởng thụ và kìm hãm nền công nghiệp tại chính thuộc địa. Đây chính
là vật chướng ngại đã gây nên sự suy giảm về mặt hưởng thụ và kìm hãm
công nghiệp phát triển tại các nước, nhưng các nước thuộc địa thiệt nhiều
hơn so với bất kỳ nước nào khác.
Độc quyền đó của nước mẹ không những loại trừ càng nhiều càng tốt
các nước khác ra khỏi một thị trường nào đó mà còn hạn chế các thuộc địa
ở một thị trường nào đó.