đổi với các thuộc địa ở Châu Mỹ, đã dành cho mình một thị trường rộng
lớn để bán các hàng hóa dư thừa và tất nhiên đã nỗ lực khuyến khích phát
triển nền công nghiệp trong nước.
Nhưng việc những sự kiện vĩ đại đó cũng thúc đẩy cả nền công nghiệp
của nhiều nước khác nữa như Hung và Ba Lan, dù cho các nước đó chẳng
hề mảy may xuất hàng sang các thuộc địa ở Châu Mỹ, thì có lẽ ít ai biết
đến.
Nếu sự việc đã là như vậy thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả.
Một số sản phẩm của Châu Mỹ được tiêu dùng ở Hung và Ba Lan, và ở hai
nước này dân chúng có như cầu về đường, chocolate và thuốc lá từ vùng
đất mới đó của thế giới. Nhưng muốn có các sản phẩm của Châu Mỹ để
tiêu dùng ờ trong nước, Hung và Ba Lan tất nhiên phải có hàng công
nghiệp để trao đổi hoặc các loại hàng hóa nào khác mà hai nước này có ở
trong nước. Các sản phẩm của Châu Mỹ là các giá trị mới, các vật ngang
giá mới nhập vào Hung và Ba Lan để đổi lấy các mặt hàng sản xuất tại nội
địa hai nước đó. Được đem nhập vào Hung và Ban Lan, các sản phẩm từ
Châu Mỹ đã mở rộng thị trường buôn bán tới những nước mới, vượt ra
ngoài phạm vi các chính quốc.
Hàng từ Châu Mỹ làm tăng giá trị sản phẩm thừa ở các nước đó, do đó
góp phần thúc đẩy sản xuất ở các nước đó. Do sản phẩm thừa ở Châu Mỹ
được mang lưu thông với chính quốc và các nước khác, cho nên thị trường
buôn bán, trao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng giữa các nước, dù các nước
đó có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau.
Công việc buôn bán, trao đổi đó cũng đã làm tăng mức hưởng thụ của
dân chúng và thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển ngay cả tại các
nước không hề gửi hàng hóa sang bán tại Châu Mỹ mà cũng không hề nhận
được sản phẩm nào từ châu này cả. Các nước như vậy còn có thể nhận
được nhiều hàng hóa hơn từ các nước có quan hệ buôn bán với các thuộc
địa ở Châu Mỹ và do đó có nhiều sản phẩm dư thừa hơn trước. Hàng hóa
và sản phẩm dồi dào không những làm tăng mức hưởng thụ của dân chúng
mà còn thúc đẩy nền công nghiệp phát triển nữa. Rất nhiều vật ngang giá